Đưa điện về vùng sâu, vùng xa

Những năm qua, cùng với việc nỗ lực thực hiện đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa, Điện lực Thuận Châu còn tập trung cao cho việc hướng dẫn các hộ dân sử dụng điện an toàn - tiết kiệm, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và dân trí của bà con, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cán bộ, công nhân Điện lực Thuận Châu hướng dẫn người dân bản Nhộp, xã Chiềng Bôm

cách sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt gia đình.

Đã hơn 1 năm nay, chị Lường Thị Nhưởng, bản Nhộp xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu không phải bận tâm nhiều tới việc bếp núc mỗi khi làm nương về. Cuối năm 2016, bản Nhộp trong diện 120 bản, 9 xã thuộc các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Sông Mã mới được cấp điện lưới quốc gia trong Dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La năm 2015 và 2016. Từ ngày có điện lưới Quốc gia, cuộc sống, sinh hoạt của gia đình chị Nhưởng và các hộ trong bản đã đỡ vất vả hơn. Chỉ sau khoảng 20 phút là chị đã có một nồi cơm chín, điều mà trước đây khi chưa có điện, chị phải tốn rất nhiều thời gian. Chị Nhưởng cho biết: Trước đây, nấu cơm bằng củi  rất mất thời gian. Bây giờ có điện, việc nấu cơm rất thuận tiện đối với chị em phụ nữ chúng tôi, vừa nấu cơm, chúng tôi vừa tranh thủ làm được các việc khác nữa.

Chiềng Bôm là một trong những xã khó khăn của huyện Thuận Châu. Trước đây, khi phần lớn hộ dân trong xã chưa có điện lưới quốc gia, nguồn điện chủ yếu từ máy thủy điện nhỏ đặt ngoài suối, hay các bình ắc quy nhỏ. Người dân vì thế mà không có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Khi dự án cung cấp điện lưới quốc gia hoàn thành, xã có 1.348 hộ dân được sử dụng điện lưới nên cuộc sống của người dân dần thay đổi. Có điện, không chỉ tiện lợi cho sinh hoạt mà còn giúp công việc sản xuất, phát triển kinh tế của các hộ dân trong bản. Những chiếc máy xay xát được người dân mua sắm ngày càng nhiều để phục vụ cho việc sản xuất của gia đình. Đồng chí Lò Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Bôm cho biết: Khi có điện lưới quốc gia, bà con đã mua máy xay xát, máy băm thái rau cỏ cho gia súc, gia cầm. Có điện, bà con tiếp cận được các thông tin đại chúng, áp dụng được các khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế phát triển, hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể so với năm chưa có điện lưới quốc gia.

Điện lực Thuận Châu hiện đang quản lý, vận hành hơn 441 km đường dây trung thế, gần 440 km đường dây hạ thế, 193 trạm biến áp phân phối. Hiện, 100% số xã, 84% số bản, trên 84,5% số hộ trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Được biết, bình quân mỗi tháng đơn vị tiếp nhận khoảng hơn 200 lượt khách hàng đăng ký mới, 50 lượt tiếp nhận sửa chữa điện. Các hình thức liên hệ, đăng ký đều được thực hiện thuận lợi, khách hàng chỉ cần gọi điện đến Phòng giao dịch khách hàng, yêu cầu của khách hàng sẽ được nhân viên Phòng giao dịch chuyển đến tổ trực sửa chữa, tổ sẽ cử công nhân sửa chữa điện cho khách hàng, tất cả các khâu đều được xử lý linh hoạt, nhanh chóng. Đơn vị cũng đã thực hiện tốt quy tắc an toàn lao động và kỷ luật lao động, gắn với ứng xử văn minh - văn hóa, trách nhiệm - thân thiện trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chăm sóc khách hàng.  Để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, Điện lực Thuận Châu còn triển khai các dịch vụ mới, hiện đại, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng; triển khai lập thẻ khách hàng theo mã vạch để đảm bảo chính xác trong quá trình quản lý, góp phần tăng năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí trong sản xuất kinh doanh, sửa đổi, hoàn thiện các quy trình phù hợp với tình hình thực tế, giảm tối đa phiền hà cho khách hàng trong việc tiếp cận các dịch vụ cung cấp điện của ngành điện...

Cán bộ, công nhân Điện lực Thuận Châu thường xuyên kiểm tra thiết bị vận hành điện ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Điện lực Thuận Châu cho biết: Phấn đấu đến năm 2020, có 98% số hộ dân trên địa bàn sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Điện lực Thuận Châu sẽ làm tốt công tác tham mưu giúp UBND huyện, Công ty Điện lực Sơn La triển khai các dự án điện quốc gia trên địa bàn; phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo đúng tiến độ các dự án. Sau khi các dự án hoàn thành, sẽ đóng điện cung cấp điện lưới quốc gia tới các địa bàn. Bên cạnh đó, để người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, Điện lực Thuận Châu sẽ thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn các biện pháp về sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt gia đình và sản xuất kinh doanh; cách đấu nối các thiết bị điện, xử lý tai nạn điện; các quy định về an toàn hành lang lưới điện trung - hạ áp. Phát tờ rơi hướng dẫn các quy định về an toàn điện, phương pháp sơ cấp cứu khi bị điện giật và các biện pháp thực hiện tiết kiệm điện; góp phần đảm bảo an toàn điện, tránh để các vụ tai nạn về điện đáng tiếc xảy ra.

Với nỗ lực phát triển hệ thống điện đến các bản vùng sâu, vùng xa, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, Điện lực Thuận Châu đã góp phần nâng cao đời sống cho các hộ dân, thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.