Cần chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Theo báo cáo nhanh ngày 22/11 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, dự báo áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão. Ngày 25/11, vị trí tâm bão ở khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Để ứng phó với thiên tai, ngày 22/11, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh từ Quảng Nam đến TP Hồ Chí Minh và các Bộ ngành để chỉ đạo công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Bộ Giao thông Vận tải đã có Công điện số 52/CĐ-GTVT ngày 21/11/2018 các đơn vị trực thuộc chỉ đạo ứng phó với ATNĐ trên biển Đông.

Để giảm thiểu thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, cần tập trung triển khai vào các công việc như sau: Thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn các phương tiện đang hoạt động trên biển thoát ra, hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, nhất là 31 phương tiện đang trong vùng nguy cơ ảnh hưởng của ATNĐ.

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại bến nhất là tàu vận tải, tàu hàng, tàu vãng lai; gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè, khu vực nuôi trồng thủy sản (bão 12 năm 2017 đã gây thiệt hại 70.900 lồng nuôi trồng thuỷ sản tại Khánh Hoà và làm 08 tàu vận tải bị chìm tại cảng Quy Nhơn).

Bộ Ngoại giao liên hệ, trao đổi với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện cho tầu thuyền của ngư dân vào tránh trú tại các đảo khi có nhu cầu.

Chủ động phương án sơ tán dân vùng trũng, thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở đất; phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch. Thông tin cho khách nước ngoài biết diễn biến và không để người dân ra bờ biển xem bão đổ bộ. Gia cố nhà cửa, kho tàng, cột tháp, các công trình có khả năng mất an toàn; tổ chức chặt tỉa cành cây đặc biệt là ở các khu đô thị và các nơi dân cư tập trung.

Tổ chức tính toán để chủ động các phương án vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt các hồ chứa xung yếu và các hồ chứa đã trên 70% dung tích.

Sẵn sàng phương án phân luồng, đảm bảo giao thông khu vực bão đổ bộ, các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu khi có lũ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khắc phục sự cố các tuyến đường giao thông.

Sẵn sàng phương án khắc phục sự cố lưới điện (bão số 12 năm 2017 làm 2.550 cột điện bị gãy đổ).

Chủ động thu hoạch diện tích lúa Mùa đã chín theo phương châm xanh nhà hơn già đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các đập thủy lợi, nhất là các đập vừa, đập nhỏ xung yếu do địa phương quản lý; công tác an toàn tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản. Bộ Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, sẵn sàng ứng phó với sự cố đập thủy điện và đảm bảo hệ thống truyền tải điện. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tăng cường việc thông tin và hướng dẫn di chuyển, trú tránh, neo đậu đối với các tàu vận tải, tàu hàng, tàu vãng lai để tránh thiệt hại đáng tiếc như trong cơn bão số 12 năm 2017. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, nhất là mưa lớn và phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó và điều hành hồ chứa, liên hồ chứa.

Các địa phương rà soát, kiểm tra theo phương án đã xây dựng đảm bảo sát với thực tế để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ sau bão.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường phát sóng các chương trình hướng dẫn, phổ biến kiến thức hướng dẫn biện pháp phòng, tránh, kỹ năng ứng phó các loại hình thiên tai, nhất là lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão,…(phát các bộ phim về bão số 12 năm 2017 và mưa lũ sau bão số 8 năm 2018); đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình và công tác chỉ đạo phòng, tránh, khắc phục thiên tai.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh tăng cường cán bộ, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác trực ban, tham mưu ứng phó với bão, mưa lũ./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.