Về vùng cao Háng Đồng

Là một trong 5 xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Yên, với tập quán sản xuất còn lạc hậu, trình độ và tư duy sản xuất của người dân còn hạn chế, những năm qua, xã Háng Đồng đã nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi cách thức sản xuất của người dân vùng cao hướng tới mục tiêu đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo.

Xã Háng Đồng (Bắc Yên) khai thác du lịch trải nghiệm trên “Sống lưng khủng long”.

Đã từng nghe, trước đây muốn đến được Háng Đồng là phải trải qua một hành trình dài đầy gian nan, bởi đây là một trong những xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Bắc Yên với địa hình hiểm trở; khi chưa có tỉnh lộ 112 kết nối các xã vùng cao với từ trung tâm huyện Bắc Yên, phải đi bộ lên Tà Xùa rồi đi xuyên xuống thung lũng sâu và vượt qua những đỉnh núi cao mới đến được bản Háng Đồng. Hành trình 2 đến 3 ngày đường đi, phải có người dẫn đường, ăn cơm nắm và ngủ lại trên lán nương.

Nhưng, nay về Háng Đồng không còn khó khăn như trước nữa, từ Tà Xùa đi theo con đường nhựa khoảng 1 giờ đồng hồ qua những khoảnh ruộng bậc thang, qua điểm du lịch “Sống lưng khủng long” và đập thủy điện Háng Đồng A1 là đến trung tâm. Xã Háng Đồng được thành lập năm 2008 trên cơ sở tách từ xã Tà Xùa. Xã hiện có 5 bản, trên 330 hộ dân, với tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 97%. Từ một vùng đất không đường, không trường, không trạm, không điện lưới quốc gia ngày nào, giờ đây được Nhà nước quan tâm đầu tư, kết cấu hạ tầng được xây dựng nhanh chóng, làm cho vùng đất này bớt khó khăn, không còn xa xôi cách trở, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.

Dù có diện tích tự nhiên khá rộng, với trên 13.000 ha, nhưng địa hình đồi núi dốc, khe suối sâu, đất sản xuất nông nghiệp có độ dốc cao, cộng với khí hậu khắc nghiệt bởi biên độ nhiệt dao động trong ngày tương đối lớn, vào những ngày đông nhiệt độ thường xuyên dưới 70C. Người dân thường chỉ có một vụ gieo trồng chính trong năm; sản xuất mang tính tự túc, tự cấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là bài toán khó. Chính vì vậy, Đại hội Đảng bộ xã Háng Đồng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, đó là đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện, nhằm đưa xã thoát nghèo. Xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát chất đất ở các bản để đánh giá mức độ phù hợp của đất với các loại cây trồng, từ đó đưa ra định hướng cụ thể để phát triển từng loại cây và đưa các giống cây trồng về các bản. Điển hình như đưa một một số loại cây dược liệu và thảo quả trồng dưới tán rừng tại các bản Háng Đồng C và Làng Sáng với diện tích được trồng thử nghiệm ban đầu khoảng 3 ha. Ngoài ra, với việc là một phần của Tà Xùa trước đây, Háng Đồng có điều kiện thổ nhưỡng được xem có phần tương đồng, do đó, trong năm 2019, xã đã triển khai trồng thí điểm 5 ha chè theo hình thức ươm hạt giống về trồng tại một số bản như Háng Bla hay Háng Đồng.

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển của xã, đồng chí Mùa A Chơ, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Háng Đồng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây trồng ưa lạnh, đặc biệt là chè, sơn tra và thảo quả. Với loại cây trồng đa mục tiêu như sơn tra, vừa góp phần tăng độ che phủ của rừng, vừa cho thu quả phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Qua hơn 2 năm vận động người dân đẩy mạnh trồng sơn tra thay cho các loại cây lương thực năng suất thấp, Háng Đồng hiện có gần 100 ha cây sơn tra, trong đó khoảng 1/3 diện tích đó đã cho thu hoạch với giá bán 6.000-9.000 đồng/kg quả tươi. Ngoài ra, xã còn vận động người dân mở rộng diện tích ruộng bậc thang nhằm đảm bảo lương thực tại chỗ và trồng một số loại rau trong vụ đông, góp phần tăng thêm thu nhập.

Với tình hình chăn nuôi chậm phát triển, đàn trâu, bò hiện chỉ khoảng trên 500 con, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trồng cỏ, tăng quy mô đàn đại gia súc. Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mỗi năm mở 2-3 đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn bà con nuôi trâu, bò vỗ béo để làm hàng hóa. Khai thác lợi thế có địa danh “Sống lưng khủng long” làm điểm du lịch, trong thời gian qua, nhiều người dân ở Háng Đồng đã từng bước học cách làm du lịch từ việc dựng lán làm nơi cho khách nghỉ, dịch vụ xe chở khách ra vào điểm du lịch, bước đầu đã thu hút khá đông khách du lịch đến thăm quan, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Để minh chứng cho những bước thay đổi trong nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Mùa A Của, cán bộ khuyến nông xã Háng Đồng dẫn tôi tới thăm một số đồi chè được trồng mới. Trên đồi chè mới được trồng cách trung tâm bản Háng Đồng không xa, anh Mùa A Của tâm sự: Đây là giống chè Shan Tuyết được ươm từ hạt giống như cây chè bên Tà Xùa. Nếu người dân chăm sóc tốt, chỉ một vài năm nữa chắc chắn chè này sẽ chất lượng tốt giống như chè Tà Xùa, chúng tôi hy vọng cây chè sẽ góp phần giúp người dân tăng thêm thu nhập để thoát nghèo và tạo động lực mới cho sự phát triển của xã Háng Đồng trong thời gian tới.

Nỗ lực tìm hướng đi mới, nhưng Háng Đồng vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã về chuyển hướng sản xuất, rất cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn của các cấp, các ngành để xã vùng cao Háng Đồng sớm vươn lên  thoát nghèo.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.