Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Yên (GD&ĐT) luôn quan tâm tăng cường tiếng Việt cho học sinh bậc tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số bằng các hoạt động thiết thực, đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú, thu hút trẻ đến trường, giúp các em tự tin giao tiếp và tham gia các hoạt động ngoại khóa.

 

Giờ kể chuyện của lớp mẫu giáo lớn, Trường Mầm non Họa Mi, xã Mường Khoa (Bắc Yên).

Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bắc Yên, cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có trên 95% số trẻ, học sinh là người dân tộc thiểu số đang theo học tại 42 trường học, trong đó 16 trường mầm non; 10 trường tiểu học; 10 trường THCS; 6 trường liên cấp. Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” của UBND tỉnh ban hành năm 2017, Phòng GD&ĐT huyện đã đẩy mạnh việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số về các phương pháp, kỹ năng dạy lớp có học sinh, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số. Yêu cầu các giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đối tượng trẻ. Mặt khác, Phòng còn động viên khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc để có thể dễ dàng giao tiếp với trẻ, học sinh là người dân tộc thiểu số.

Để việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; chỉ đạo các trường học xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”, xây dựng các tiết học mẫu, trao đổi, chia sẻ về phương pháp tăng cường tiếng Việt; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp, như: Giãn thời lượng trong môn Tiếng Việt lớp 1; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thư viện thân thiện; tổ chức ngày hội văn hoá đọc, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”..., thu hút học sinh tham gia học tập, vui chơi. Qua đó, phát huy năng lực, trí tuệ, tính tích cực của trẻ, học sinh cũng như nâng cao khả năng đọc, giao tiếp bằng tiếng Việt.

Trường Mầm non Họa Mi, xã Mường Khoa là một trong những trường học có cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non đồng bào DTTS. Cô giáo Nguyễn Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi, cho biết: Với hơn 90% trẻ đang học tại trường là trẻ em DTTS, vốn tiếng Việt còn hạn chế nên thiếu tự tin trong giao tiếp, trong học tập, việc tiếp thu kiến thức thụ động và nhanh quên. Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS, Nhà trường đã lồng ghép vào các buổi học của trẻ những trò chơi liên quan đến việc giao tiếp bằng tiếng Việt, giúp trẻ được luyện nói, luyện nghe, thực hành hỏi - đáp tiếng Việt. Ở mỗi giờ học, các giáo viên trong trường chuẩn bị các hình ảnh, tranh vẽ, mô hình minh họa cho nội dung của bài giảng. Tiết học được tổ chức xen kẽ với các trò chơi, thi đọc thơ, thi hát, kể chuyện bằng tiếng Việt; giáo viên luôn đặt ra các tình huống thực tế kích thích sự tò mò, khả năng tranh luận và phát biểu ý kiến của các em; theo dõi, lắng nghe phát âm của học sinh, phát hiện những lỗi sai và trực tiếp hướng dẫn các em phân biệt, nhận biết và sửa lỗi. Đồng thời, phối hợp với các bậc phụ huynh tăng cường việc giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ở nhà để trẻ có thêm vốn từ và phát âm chuẩn tiếng Việt, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói và viết. Đặc biệt, nhà trường còn xây dựng thư viện thân thiện, khuyến khích, hướng dẫn cha mẹ đọc sách cùng các con, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, đồng thời góp phần xây dựng văn hóa đọc cho trẻ.

Chị Hà Thị Loa, bản Phố, xã Mường Khoa (Bắc Yên), cho hay: Trước đây, ở nhà bố mẹ hay nói tiếng dân tộc, nên ảnh hưởng khả năng nói tiếng phổ thông của con. Từ khi gửi con theo học tại Trường Mầm non Họa Mi, con tôi đã sửa được những lỗi cơ bản do thói quen, mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến và trò chuyện với bạn bè, thầy cô. Mặt khác, các giáo viên còn hướng dẫn phụ huynh chúng tôi biết cách nói chuyện với con  bằng tiếng dân tộc kết hợp với tiếng phổ thông; mỗi chiều đón con, tôi cũng dành 15-20 phút cùng đọc các mẩu truyện ở thư viện nhà trường, giúp con nói sõi tiếng phổ thông mà vẫn giữ được tiếng “mẹ đẻ” của mình. 

Việc tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non vùng DTTS rất quan trọng, góp phần nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, giúp trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, là tiền đề cho việc học tập, tiếp thu kiến thức của trẻ ở bậc học tiếp theo. Đồng thời, giúp các em giao tiếp tự tin, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.