Nghề đóng thuyền ở Chiềng Sại

Thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu của người dân sinh sống ở các xã ven sông của huyện Bắc Yên phục vụ đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nắm bắt nhu cầu đó, một số hộ dân xã Chiềng Sại (Bắc Yên) đã đầu tư mở xưởng đóng thuyền, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Xưởng đóng thuyền ở bản Nà Dòn, xã Chiềng Sại (Bắc Yên).

Xuôi dòng sông Đà về xã Chiềng Sại, không chỉ bắt gặp nhiều thuyền chở hàng hóa, chở khách qua lại, mà còn có cả những chiếc thuyền nhỏ của người dân đi làm nương hoặc giăng lưới đánh bắt cá. Những chiếc thuyền này, cơ bản giống nhau về thiết kế, chỉ khác về chiều rộng của mạn thuyền, hoặc chiều cao, chiều dài của thuyền, tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ thuyền.

Đến trụ sở xã Chiềng Sại, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo xã được biết, nghề đóng thuyền ở xã có cách đây gần chục năm nay. Hiện, trên địa bàn xã có 2 gia đình mở xưởng đóng thuyền,  thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Hai xưởng này đều đứng chân ở bản Nà Dòn, gần trụ sở xã, mỗi năm đóng hàng chục chiếc thuyền mới với các kích cỡ khác nhau.

Đến thăm xưởng đóng thuyền của anh Đinh Văn Huấn, năm nay anh mới 27 tuổi, nhưng đã có 8 năm tuổi nghề đóng thuyền. Trong xưởng, anh Huấn cùng 3 người thợ đang khẩn trương đóng chiếc thuyền lớn của khách đặt hàng để phục vụ cho việc chở khách. Ngoài ra, còn có 3 chiếc thuyền nhỏ khác đang được đóng mới phục vụ cho việc đi lại, thu hoạch nông sản của người dân. Nghỉ tay đón khách, anh Huấn chia sẻ: Hết lớp 12, tôi xin đi học nghề cơ khí tại tỉnh Hòa Bình, rồi chuyển sang học cách đóng thuyền khoảng 8 tháng. Học xong, trở về quê mở xưởng đóng thuyền. Trước nhu cầu của khách đặt đóng thuyền ngày càng cao, tôi đã vay tiền của người thân trong gia đình để mở rộng sản xuất và thuê thêm thợ. 5 lao động địa phương đã được tôi đào tạo nghề và tham gia sản xuất tại xưởng, với mức tiền công từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ thêm với chúng tôi về nghề đóng thuyền, anh Huấn cho biết: Để đóng được một con thuyền đảm bảo an toàn, bền đẹp, đòi hỏi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và từng mối hàn trong quá trình làm khung. Với chiếc thuyền lớn có chiều dài từ 25 - 30 m, rộng từ 1,5 - 1,7 mét, thường mỗi thanh thép làm khung thuyền có độ dày từ 5-7 cm, tùy theo yêu cầu của khách đặt, kích thước của thép làm khung có thể cao hơn. Sau khi hoàn thành việc đóng khung, việc làm phao và đặt máy có công suất bao nhiêu là do yêu cầu của khách đặt hàng. Công đoạn cuối cùng đó là việc hàn gắn các tấm tôn vào mạn thuyền, mui thuyền cùng hệ thống đánh lái cho thuyền. Chúng tôi sẽ chạy thử trước để kiểm tra lần cuối bảo đảm an toàn trước khi xuất xưởng bàn giao cho khách.

Từ sự kỹ càng, tỉ mỉ trong từng chi tiết cho mỗi sản phẩm, xưởng đóng thuyền của anh Huấn đã nhận được nhiều đơn đặt hàng; khách hàng là người trong huyện và nhiều người ở các huyện: Phù Yên, Mường La và Quỳnh Nhai cũng tìm về xưởng để đặt hàng. Trừ chi phí sản xuất, mỗi năm gia đình anh Huấn thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Ngoãn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sại cho biết: Phần nhiều những chiếc thuyền chở khách ở huyện Bắc Yên dọc theo khúc sông từ xã Chiềng Sại đến Pắc Ngà đều được đóng tại xưởng này. Do tích lũy kinh nghiệm và khả năng chế tạo, cũng như trình độ cơ khí, chủ xưởng và những người thợ đã tự thiết kế, dựng khung thuyền và lắp đặt động cơ. Thời gian hoàn thành một chiếc thuyền chở khách khoảng từ 30-40 ngày, còn đối với thuyền nhỏ thì khoảng 14 ngày. Ngoài đóng thuyền mới, xưởng còn đảm nhiệm việc bảo dưỡng, sửa chữa thuyền cho khách có nhu cầu.

Thực tế hiện nay, nhu cầu về phương tiện phục vụ việc đi lại và đánh bắt thủy sản trên sông Đà của người dân tăng cao, đồng nghĩa với việc nghề đóng thuyền có xu thế phát triển, mang lại thu nhập khá cho những người thợ đóng thuyền ở Chiềng Sại nói riêng và các vùng ven sông Đà nói chung, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.