Cây chè cổ thụ ở bản Bẹ

Khác với vùng chè Mộc Châu hay Phổng Lái (Thuận Châu), xã Tà Xùa (Bắc Yên) có những cây chè cổ thụ từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi. Trong đó, bản Bẹ có nhiều cây chè cổ thụ nhất của xã Tà Xùa, không những cho sản phẩm chè ngon nức tiếng mà còn thu hút khách du lịch đến tham quan, tạo nguồn thu nhập kép cho người dân bản địa.

 

Người dân bản Bẹ, xã Tà Xùa (Bắc Yên) thu hái chè cổ thụ.

 

Theo những người dân ở bản Bẹ, cây chè đã gắn bó với bà con từ bao đời nay, trải qua mưa nắng, thân cây trở nên mốc trắng, rêu phong. Những cây chè cao 2 mét trở lên, đường kính gần 30 cm. Một số gia đình còn giữ phương pháp thủ công sao chè, tức là dùng tay đảo chè trong chảo nóng, nên chè có mùi thơm đặc trưng, khi uống ban đầu cảm nhận có vị đắng, sau đó là vị ngọt thanh mà hiếm loại chè nào có được, tạo nên thương hiệu riêng cho sản phẩm chè Tà Xùa. Hiện, bản Bẹ có khoảng 40 ha cây chè cổ thụ, với khoảng 1.560 cây. Đa số những cây chè này có khoảng từ 70-100 năm tuổi, có cây gần 300 năm tuổi. Đưa chúng tôi đi thăm những cây chè cổ thụ gần 300 năm tuổi, anh Mùa A Vàng, Trưởng bản cho biết: Những cây chè này không chỉ là một phần quan trọng trong đời sống sinh hoạt mà còn là nguồn thu nhập để người dân vươn lên thoát nghèo. Trung bình mỗi năm, sản lượng chè búp tươi từ những cây chè cổ thụ đạt 14 tấn, có nhiều hộ trong bản thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Qua chia sẻ của Trưởng bản Mùa A Vàng, để chè ngon, giữ được hương vị đặc trưng, chè được hái theo nguyên tắc 1 tôm 1 lá hoặc 1 tôm 2 lá, thời gian hái chè từ 5-9 giờ sáng, hoặc từ sau 15 giờ, hơn nữa hái chè vào những ngày trời mát, nhiều sương mù là tốt nhất, sau khi hái phải sao chè càng sớm càng tốt. Nếu sao chè một tôm 1 lá thì 6 kg chè tươi sẽ được 1 kg chè khô; còn hái một tôm 2 lá thì 15 kg chè tươi mới được 1,5 kg chè khô và sản phẩm cũng ít tuyết trắng, chất lượng thấp hơn. Ngon nhất là chè cổ thụ búp to, khi sao 5 kg chè tươi sẽ được 1 kg chè khô, giá bán trung bình từ 1,2 -1,5 triệu đồng/kg, riêng loại chè thượng hạng giá bán lên đến 2,5 triệu đồng/kg.

 

Bên cạnh những giá trị kinh tế mà chè đặc sản Tà Xùa mang lại, đồi chè cổ thụ ở bản Bẹ đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch. Du khách đến với Tà Xùa ngoài được chiêm ngưỡng “thiên đường mây” thì còn chọn đồi chè cổ thụ ở bản Bẹ để trải nghiệm. Hấp dẫn không chỉ là những câu chuyện về cây chè trăm năm tuổi đã được Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận quần thể 200 cây chè di sản, mà du khách còn được trải nghiệm phương pháp sao chè truyền thống của người dân địa phương.

Tại Hội thảo đánh thức tiềm năng du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Yên được tổ chức tháng 9/2019, xác định trong tuyến du lịch về vùng cao Bắc Yên, vùng chè cổ thụ là một trong những điểm đến hấp dẫn, cùng với đó là những giá trị kinh tế mang lại cho người dân. Vì vậy, rất cần xã Tà Xùa và huyện Bắc Yên có định hướng và giải pháp cụ thể để bảo tồn những cây chè cổ thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương.

 

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.