Uy tín, chất lượng sản phẩm tinh bột nghệ vàng Thược Mai

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, hộ gia đình anh Vũ Văn Thược, bản Kim Chung 1, xã Phiêng Khoài (Yên Châu) đã mạnh dạn trồng, chế biến tinh bột nghệ và liên kết với các hộ dân để bao tiêu sản phẩm nghệ tươi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con, từng bước khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm tinh bột nghệ vàng Thược Mai trên thị trường.

 

Hộ gia đình anh Vũ Văn Thược đóng gói sản phẩm tinh bột nghệ.

 

Chúng tôi đến gia đình anh Vũ Văn Thược đúng lúc anh Thược và mấy nhân công đang đóng gói sản phẩm tinh bột nghệ để xuất bán đi tỉnh Hưng Yên. Dừng tay đóng gói, anh Thược chia sẻ về quá trình khởi nghiệp: Thời điểm năm 2015, sản phẩm tinh bột nghệ bắt đầu được bán nhiều trên thị trường, lại được nhiều người quan tâm và tin dùng, bởi có nhiều công dụng như: làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (tình trạng sa sút trí tuệ), kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày. Nhận thấy khí hậu và đất đai ở Phiêng Khoài thích hợp với trồng cây nghệ, nghệ trồng ở đây cho năng suất và hàm lượng Curcumin cao (hoạt chất ứng dụng và điều trị các loại ung thư trong tinh bột nghệ); trên địa bàn lại chưa có ai sản xuất, nên tôi lên mạng tìm hiểu cách trồng và chế biến tinh bột nghệ, đi học tập kinh nghiệm ở các cở sở sản xuất tinh bột nghệ có uy tín ở các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên. Tháng 2/2016, tôi đã trồng thử nghiệm 2,5 ha cây nghệ đỏ (hàm lượng curcumin trong nghệ đỏ gấp 4 lần so với nghệ vàng). Sau 9 tháng nghệ cho thu hoạch, thử sản xuất tinh bột nghệ với quy mô nhỏ. Trong 2 năm (2016-2017), tôi bán ra thị trường được 7 tạ tinh bột nghệ với giá 800 nghìn đồng - 1,2 triệu đồng/kg, doanh thu đạt gần 500 triệu đồng.

Thấy kết quả khả quan, gia đình anh Thược đã mạnh dạn đăng ký  thương hiệu tinh bột nghệ vàng Thược Mai và được cấp giấy phép kinh doanh, mở cơ sở sản xuất tinh bột nghệ theo quy trình khép kín. Để đảm bảo chất lượng tinh bột nghệ, gia đình anh đã xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc để sản xuất tinh bột nghệ với quy mô lớn, như: Máy rửa, máy sát liên hoàn, máy tách dầu, lò sấy nóng và lạnh, máy nghiền bột mịn. Sản phẩm tinh bột nghệ vàng Thược Mai được chế biến từ 100% nghệ tươi nguyên chất, cứ 30kg-35kg nghệ tươi cho ra 1kg tinh bột nghệ. Đồng thời, gia đình anh còn ký hợp đồng liên kết sản xuất với 10 hộ dân bằng cách đầu tư giống, phân bón theo hình thức trả chậm để trồng 20 ha nghệ đỏ và nghệ vàng; tư vấn cho bà con quy trình trồng và chăm sóc cây nghệ, do đó sản phẩm tinh bột nghệ vàng Thược Mai luôn đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chị Vì Thị Quyên, bản Đan Đón, cho hay: Trước kia cũng như nhiều hộ trong bản, gia đình tôi chủ yếu trồng ngô nhưng thu nhập bấp bênh, cuộc sống rất khó khăn. Sau khi được gia đình anh Thược vận động, đầu tư giống, phân bón trồng 1ha cây nghệ, mỗi năm gia đình tôi bán cho gia đình anh Thược hơn 2 tấn nghệ tươi, trừ chi phí lãi từ 70-80 triệu đồng, cuộc sống của gia đình tôi đã dần ổn định.

Được biết, mỗi năm cơ sở sản xuất của gia đình anh Thược thu mua hơn 50 tấn nghệ tươi và chế biến được hơn 1,7 tấn tinh bột nghệ xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm thời vụ cho 12 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm tinh bột nghệ Thược Mai đã được tỉnh hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc, làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, thuận lợi tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Hiện, sản phẩm ngoài bán qua các cửa hàng phân phối ở một số tỉnh, thành trong nước, còn được bán online trên các trang mạng xã hội. Với mẫu mã, chất lượng không ngừng được nâng cao, cải tiến và có giá thành hợp lý, sản phẩm tinh bột nghệ Thược Mai đang tạo dựng được lòng tin và ủng hộ của nhiều người tiêu dùng.

Nói về kế hoạch sắp tới, anh Thược chia sẻ: Tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nghệ tươi cho một số hộ dân các xã Lóng Phiêng, Chiềng On. Đồng thời, tiếp tục đầu tư máy móc chế biến, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm tinh bột nghệ đến người tiêu dùng.

Mô hình trồng và chế biến tinh bột nghệ của hộ gia đình anh Vũ Văn Thược là hướng đi mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã Phiêng Khoài, vừa có hiệu quả cao, lại tạo việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho lao động và người dân địa phương. Hiện, xã Phiêng Khoài đã chọn tinh bột nghệ Thược Mai là sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm đã được UBND huyện chứng nhận đạt giải B trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” năm 2019.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.