No ấm Lóng Phiêng

Đường giao thông thuận lợi, hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư, những trang trại cây ăn quả, mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa phát triển rộng khắp... là những cảm nhận của chúng tôi khi đến xã vùng cao biên giới Lóng Phiêng (Yên Châu).

Một góc xã Lóng Phiêng hôm nay.

Con đường rải nhựa uốn lượn quanh những sườn núi dẫn chúng tôi đến bản tái định cư Quỳnh Phiêng. Đưa chúng tôi thăm một số hộ sản xuất miến dong, anh Hoàng Văn Phó, Bí thư chi bộ bản cho biết: Đang là thời gian cao điểm mùa thu hoạch dong riềng và chế biến miến dong, do vậy những ngày này, các hộ trong bản lại bận rộn hơn để kịp xuất hàng đi các tỉnh Hải Dương, Điện Biên, Hải Phòng và thành phố Sơn La. Hiện 100% hộ trong bản đều làm miến dong; sản phẩm miến dong ở đây được làm hoàn toàn bằng tinh bột dong do bà con địa phương trồng, không sử dụng chất phụ gia bảo quản nên có vị thơm, dai đặc trưng. Khoảng 3 năm trở lại đây, bà con sản xuất miến đến đâu đều xuất bán hết đến đó, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Nhanh tay đảo những phên miến phơi giữa sân, chị Điêu Thị Màu chia sẻ: Miến dong bán chạy hơn trong dịp giáp Tết với giá 90-95 nghìn đồng/kg; trung bình mỗi ngày gia đình tôi sản xuất hơn 20 kg miến. Tính từ đầu vụ dong đến giờ, gia đình đã làm được trên 6 tạ miến, thu nhập gần 50 triệu đồng.

Tìm hiểu được biết, sau hơn 12 năm chuyển từ huyện Quỳnh Nhai về tái định cư, 67 hộ dân bản Quỳnh Phiêng đã đoàn kết vượt qua khó khăn ổn định sản xuất và làm giàu trên quê mới. Hiện, cả bản trồng 21 ha dong riềng, 31 ha cây ăn quả, 20 ha lúa 2 vụ và 3 ha cây rau màu các loại. Cùng với đó, bà con còn tập trung phát triển nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; đến nay, trên 95% số hộ trong bản có kinh tế từ trung bình trở lên, trên 91% hộ đạt gia đình văn hóa; trong bản hiện chỉ còn 6 hộ nghèo.

Tiếp tục đến thăm mô hình trồng nhãn ghép của gia đình ông Nguyễn Văn Tân, bản Pha Khúng. Ông Tân khoe: Gần 5 năm nay, cây nhãn ghép được mùa được giá, nên gia đình tôi có của ăn, của để, ngày Tết cũng sung túc, đàng hoàng hơn. Qua câu chuyện chúng tôi được biết, gia đình ông Tân có 4 ha đất vườn đồi trồng nhãn ghép. Những năm trước, trồng giống nhãn địa phương thu nhập không cao. Qua học hỏi kinh nghiệm, gia đình ông đã mua giống nhãn mới về ghép cải tạo cho quả to, cùi dày, mẫu mã đẹp, thương lái đến thu mua tại vườn, trừ chi phí gia đình thu trên 2 tỷ đồng/vụ nhãn.

 

Người dân bản TĐC Quỳnh Phiêng sản xuất miến dong.

 

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Lê Đức Thọ, được biết, Lóng Phiêng có 12 bản, 2.325 hộ. Những năm trước, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn, do người dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; các giống cây trồng, vật nuôi chủ yếu là giống cũ, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế đó, Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã đã bàn bạc nhiều lần để chọn hướng phát triển, lựa chọn xây dựng các mô hình sản xuất để bà con được “mắt thấy, tai nghe”, từ đó tin tưởng và áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Chỉ từ năm 2019 đến nay, cán bộ của huyện đã về xã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật ghép nhãn chín muộn, xoài Đài Loan, mận hậu; 3 lớp tập huấn cho hơn 12.000 lượt nông dân tại các bản TĐC: Quỳnh Châu, Nà Mùa, Tô Buông về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật ủ chua thức ăn cho gia súc trong mùa đông tại các bản TĐC: Quỳnh Phiêng, Yên Thi, Mỏ Than, Pha Khúng, giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất. Trên địa bàn xã hiện có 5 mô hình nuôi lợn giống, trâu, bò, dê sinh sản; 2 trang trại lợn từ quy mô 1.000 đến 2.000 con và 15 mô hình nuôi từ 50 đến 300 con; hơn 2.000 con trâu, bò, dê; 510 đàn ong mật; 7,5 ha nuôi cá. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn duy trì một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, bà con duy trì sản xuất gần 25 ha lúa 2 vụ, 1.500 ha ngô, 1.179 ha cây ăn quả; sản lượng lương thực có hạt đạt trên 9.000 nghìn tấn/năm, sản lượng các loại quả gần 5.000 tấn/năm. Đặc biệt, vụ nhãn năm 2020, xã đã xuất khẩu hơn 200 tấn nhãn sang thị trường Trung Quốc.

Với sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức đồng lòng của chính quyền và người dân, diện mạo ở vùng cao biên giới Lóng Phiêng đang ngày càng thay đổi, mỗi một năm trôi qua, người dân nơi đây lại thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc của sự no ấm.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).