Cần sớm di chuyển các hộ dân bản Na Pản ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai

Mỗi khi mưa lớn, 69 hộ dân ở bản Na Pản, xã Chiềng Đông (Yên Châu) lại lo lắng, bởi nơi ở nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Bà con đang mong sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để di chuyển đến nơi ở mới đảm bảo an toàn.

 

Khu dân cư Phay Mảy và Pha Hán, bản Na Pản, xã Chiềng Đông (Yên Châu) nằm trong vùng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.

 

Bản Na Pản hiện có 294 hộ dân sinh sống tại 4 khu dân cư khác nhau. Trong đó, có 69 hộ ở 2 khu dân cư Phay Mảy và Pha Hán nằm dọc bờ suối Vạt, dưới chân núi, mỗi mùa mưa đến thường xảy ra lũ quét và ngập úng đối với các hộ dân sinh sống dọc suối, đá lăn xảy ra ở nhiều nơi. Năm 2018, có 6 hộ dân phải chuyển gấp do nguy cơ lũ quét và sạt lở đất. Không những thế, do nằm bên kia bờ suối lại chưa có cầu nên mỗi khi mưa lũ về 2 khu dân cư này thường xuyên bị cô lập.

Anh Hoàng Văn Tình ở khu Phay Mảy, bản Na Pản, chia sẻ: Nhiều đêm trời mưa to, tôi và người thân trong gia đình không dám ngủ ở nhà mà phải sang nhà khác ngủ nhờ. Gia đình tôi và nhiều hộ dân khác ở khu dân cư này đều mong muốn được chuyển đến nơi ở mới để yên tâm, ổn định cuộc sống.

Còn khu dân cư Pha Hán nằm phía đối diện khu Phay Mảy qua suối Vạt, nhà cửa của 60 hộ dân nằm dưới núi đá lớn. Nhiều năm nay họ đã chứng kiến nhiều lần đá lăn từ trên núi xuống, rất nguy hiểm. Ông Hoàng Văn Sinh, khu dân cư Pha Hán, cho biết: Năm 2020, một hòn đá lớn có đường kính hơn 2m lăn từ trên núi xuống, rất may không vào nhà dân. Người dân trong bản rất lo lắng về nguy cơ đá lăn vào nhà không biết lúc nào.

Ông Lò Văn Đại, Trưởng bản Na Pản, thông tin: Do các điểm dân cư nằm cạnh dòng suối nên khi mưa lũ về nước dâng cao và chảy siết ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Bên cạnh đó, có hơn 100 ha đất sản xuất nông nghiệp của bản đều nằm bên kia bờ suối nên người dân vẫn thường xuyên qua lại để canh tác.

Nhận thấy mức độ ảnh hưởng tại khu vực này qua các năm ngày càng lớn, UBND huyện Yên Châu, xã Chiềng Đông đã cử cán bộ tiến hành kiểm tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bố trí dân cư vùng có nguy cơ thiên tai khu vực bản Na Pản. Chính quyền địa phương đã tìm địa điểm tái định cư mới cho 69 hộ dân tại khu vực đất nông nghiệp của bản, có địa hình bằng phẳng, nằm cách nơi đang ở gần 2 km. UBND xã Chiềng Đông đã có tờ trình gửi UBND huyện Yên Châu đề nghị di chuyển 69 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, về địa điểm mới. UBND huyện Yên Châu cũng đã trình UBND tỉnh và đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2023.

Dự án bố trí sắp xếp dân cư bản Na Pản nhằm ổn định cuộc sống cho 69 hộ dân vùng thiên tai, với quy mô sử dụng đất khoảng 4,8 ha, tổng mức đầu tư 14,8 tỷ đồng; trong đó, từ nguồn bổ sung cân đối ngân sách tỉnh là gần 9 tỷ đồng còn lại là ngân sách của huyện. Các hạng mục được đầu tư gồm: San nền nhà; đường giao thông và đường nội bộ; đường điện và công trình cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay còn khó khăn do nguồn vốn chưa được bố trí. Việc thu hồi đất nông nghiệp của 21 hộ dân khác để bố trí nơi ở mới cho các hộ dân vùng có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai, gặp một số khó khăn.

Trao đổi với ông Hoàng Văn Khù, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông, được biết: Xã đang nghiên cứu phương án bố trí đất sản xuất tại vị trí khác cho các hộ dân này. Trước mắt, để đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân, xã đã tăng cường tuyên truyền cho bà con trong bản theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết và báo cáo chính quyền xã có hướng chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, khuyến cáo người dân khi có mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất xảy ra phải chủ động nhanh chóng di dời người, tài sản đến khu vực an toàn hơn.

Trước tình hình cấp thiết ảnh hưởng đến người dân bản Na Pản, rất mong các cấp, ngành chức năng sớm triển khai phương án di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, để bảo đảm an toàn về người, tài sản và tạo điều kiện cho bà con sớm ổn định đời sống, sản xuất.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.