Bảo tồn giống xoài tròn Yên Châu

Năm 2005, giống xoài tròn của huyện Yên Châu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm. Đây là giống xoài bản địa duy nhất tại miền Bắc Việt Nam được liệt kê trong danh mục của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) cần được giữ gìn và phát triển, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và hệ thống nhận diện thương hiệu. Nhận thức được cây trồng quý của địa phương, UBND huyện Yên Châu chủ trì thực hiện Đề tài “Bảo tồn và phát triển giống xoài tròn ở Yên Châu mang chỉ dẫn địa lý”.

 

Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra vườn cây giống xoài ghép tại xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu.

 

Huyện Yên Châu có gần 200 ha cây xoài tròn với tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn quả, được trồng chủ yếu tại 3 xã: Chiềng Pằn, Viêng Lán và Sặp Vạt có điều kiện địa lý đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của giống xoài này. Mặc dù xoài tròn được đánh giá rất ngon, nhưng chủ yếu được trồng tự nhiên từ những năm 1976-1982 và trồng rải rác, không được chăm sóc, những cây cổ thụ giờ đã thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm, quả nhiều xơ, sâu bệnh; cây có tán cao khó khăn trong việc chăm sóc và thu hái, thời gian thu hoạch ngắn chỉ 15-20 ngày. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển giống xoài tròn Yên Châu bằng các giải pháp lưu giữ nguồn gen trội của cây xoài tròn, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất chất lượng cao để phát triển cây xoài tròn Yên Châu theo hướng bền vững, trở thành cây ăn quả chủ lực, có thương hiệu, có chất lượng, giá trị kinh tế cao. Từ tháng 5/2017, UBND huyện Yên Châu chủ trì thực hiện Đề tài “Bảo tồn và phát triển giống xoài tròn ở Yên Châu mang chỉ dẫn địa lý”, trong phạm vi 3 xã Chiềng Pằn, Viêng Lán và Sặp Vạt, thạc sĩ Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (thời điểm bắt đầu triển khai đề tài là Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu) là chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện các bước: Điều tra kỹ thuật trồng xoài của người dân, xử lý thực bì, làm đất, cuốc hố, xác định thời vụ trồng; kỹ thuật bón phân, tỉa cành, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giống xoài trồng tại các điểm. Đồng thời, đánh giá chất lượng quả, tình hình sâu bệnh hại, sự sinh trưởng, phát triển cây xoài tròn, diện tích, các thông tin về thị trường tiêu thụ, thương hiệu xoài tròn Yên Châu... Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn, xác định cây đầu dòng để làm tiền đề thực hiện các nhiệm vụ khác như trồng mới, cưa đốn, ghép cải tạo và sản xuất giống. Bên cạnh đó, đã tuyển chọn 19 cây xoài đầu dòng trong vùng chỉ dẫn địa lý để phục vụ cho việc tạo giống; tiến hành sản xuất 5.500 cây giống đạt chất lượng, phương pháp ghép để người dân trên địa bàn huyện áp dụng, mở rộng diện tích. Từ những cây ghép của mô hình sản xuất giống, đã trồng mới 3 ha (1.200 cây) tại bản Mệt, xã Sặp Vạt. Hiện nay, cây được 3 năm tuổi đã cho quả bói, với trọng lượng bình quân đạt 280 - 300 gam/quả (khoảng 4 quả/kg), giá bán bình quân từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

 

Là một trong 5 hộ được lựa chọn để triển khai thí điểm mô hình ghép mắt cây xoài tròn đầu dòng, ông Hoàng Văn Phủ, bản Mệt Sai, xã Sặp Vặt, cho biết: Gia đình tôi có 3 ha xoài, trong đó có 0,5 ha thực hiện ghép mắt cây xoài tròn đầu dòng và 0,5 ha trồng mới. Sau 3 năm ghép và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh hại, cây xoài sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, trọng lượng quả to hơn và màu sắc của quả vàng hơn.

 

Ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Qua 3 năm thực hiện, nhóm nghiên cứu khẳng định cây giống ghép, cây trồng mới, cây xoài cổ được cưa đốn trẻ hóa ghép cải tạo đều có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với phương pháp, cách thức, kỹ thuật trồng của đề tài, được người dân trên địa bàn huyện đưa vào áp dụng. Mong muốn, kết quả đạt được của đề tài sẽ là cơ sở khoa học nhân rộng thêm diện tích và bảo tồn giống xoài tròn mang chỉ dẫn địa lý Yên Châu.

 

Việc triển khai thực hiện bảo tồn và phát triển giống xoài tròn ở Yên Châu mang chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần giữ gìn những đặc tính ưu việt của giống xoài tròn Yên Châu với vị đặc trưng thơm ngọt đậm đà, vỏ xanh, thịt vàng, để xoài tròn Yên Châu ngày càng khẳng định thương hiệu và được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.