Sôi nổi phong trào thi đua dân vận khéo

Thời gian qua, phong trào thi đua “dân vận khéo” đã phát triển rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Mai Sơn. Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, góp phần phát huy vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Cán bộ và nhân dân xã Chiềng Sung đổ bê tông đường nội bản.

Thống nhất trong chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo”, Ban Thường vụ huyện ủy Mai Sơn đã chỉ đạo Ban Dân vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào đến các thành viên, đoàn viên, hội viên, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng làm theo. Việc triển khai, xây dựng mô hình “dân vận khéo” trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở luôn gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước bản, tiểu khu... Tính từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có 170 mô hình “dân vận khéo”. Riêng đăng ký mới từ đầu năm 2018 đến nay đã là 74 mô hình, gồm 59 tập thể và 15 cá nhân.

Nét nổi bật trong thực hiện “dân vận khéo” là nhiều cấp ủy cơ sở đã chỉ đạo việc đăng ký các mô hình bám sát các nội dung phong trào, đổi mới phương pháp vận động quần chúng, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; giảm thiểu tệ nạn xã hội; phát huy cao độ tinh thần tự quản và ý thức cộng đồng của nhân dân, xây dựng bản, tiểu khu văn hóa; dần loại bỏ các tập tục lạc hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước cải thiện, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào các dân tộc được khởi sắc.

Ông Lò Văn Biên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Cò Nòi chia sẻ: Phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2019, cấp ủy, chính quyền xã nỗ lực huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2018, xã chỉ còn 4,8% số hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 31 triệu đồng/người/năm. Hiện, xã đã đạt 16/19 tiêu chí, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã tích cực chỉ đạo bà con vệ sinh môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; di chuyển đàn gia súc gia cầm ra khỏi gầm sàn... cứ mỗi thứ bảy hằng tuần, các gia đình cử một thành viên mang theo chổi, cuốc, xẻng để vệ sinh, làm cỏ các tuyến đường trục bản, đường ngõ xóm, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Để duy trì hoạt động này, ngoài các cuộc họp chung của bản, các tổ chức đoàn thể như: Phụ nữ, thanh niên, nông dân đều lồng ghép nội dung tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường cộng đồng tới toàn thể hội viên, đoàn viên. 

Còn tại xã Chiềng Ve, riêng trong năm 2018, đăng ký xây dựng 11 mô hình “dân vận khéo”, tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố hệ thống chính trị. Theo ông Lò Văn Quảng, Bí thư Đảng ủy xã, để thực hiện phong trào thi đua “dân vận khéo”, MTTQ, các tổ chức đoàn thể xã phối hợp với chính quyền lựa chọn nội dung đăng ký thiết thực, phù hợp. Trong đó, chú trọng xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên. Nhiều tổ chức đoàn thể, chi bộ các bản đã đăng ký xây dựng các mô hình vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn...

Thực hiện phong trào “dân vận khéo” và xây dựng mô hình “dân vận khéo” cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tế địa phương đã góp phần tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, bức xúc trong nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.