Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đại hội

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quyết tâm, đồng lòng của nhân dân, đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Giọng nữ
Sản phẩm măng ớt Háng Đồng, huyện Bắc Yên được công nhận sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Yên lần thứ XVI xác định mục tiêu tổng quát: Đổi mới sáng tạo, tự lực tự cường, khát vọng vươn lên; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tập trung phát triển du lịch, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân...

Đồng chí Đỗ Văn Xiêm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành chương trình hành động, 8 đề án trọng tâm, 22 chỉ tiêu, 3 khâu đột phá để triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, nguồn nhân lực; cải cách hành chính; củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Huyện Bắc Yên đã khai thác tiềm năng lợi thế từng vùng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp. Với các xã vùng cao, tập trung phát triển cây sơn tra, cây chè, cây ăn quả ôn đới, phát triển kinh tế rừng, trồng rừng và cây dược liệu dưới tán rừng. Các xã vùng thấp, ven sông Đà phát triển các loại cây ăn quả và chăn nuôi. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường, chủ động phối hợp tháo gỡ đầu ra cho nông sản hàng hóa.

Từ năm 2020 đến nay, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ trên 38,3 tỷ đồng triển khai thực hiện 34 mô hình, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, với 8.862 hộ được hưởng lợi, gồm: Hỗ trợ trồng cây xanh phân tán theo Đề án trồng một tỷ cây xanh; trồng gần 10.000 cây phân tán dọc đường hành lang giao thông; triển khai mô hình ghép mắt lê trên cây sơn tra thực sinh; hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị sản xuất thảo quả, sa nhân tím; hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị sản xuất chè Shan tuyết; mô hình trồng măng tre bát độ phục vụ chế biến xuất khẩu...

Tại xã vùng cao Háng Đồng, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn khảo sát chất đất các bản, định hướng cụ thể, lựa chọn từng giống cây đưa vào trồng phù hợp. Phối hợp với kiểm lâm phụ trách địa bàn xây dựng mô hình điểm chuyển đổi từ đất canh tác nương rẫy trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang hỗ trợ trồng các loài cây ăn quả, cây lâm nghiệp phân tán có tác dụng phòng hộ, tạo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn.

Ông Hờ A Mang, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã đã đưa một một số loại cây dược liệu và thảo quả trồng dưới tán rừng; đưa cây chè, măng bát độ, quế, lê vào trồng, bước đầu cho kết quả khả quan. Đến nay, toàn xã có 270 ha sơn tra; 205 ha thảo quả; 180 ha chè; 35 ha quế; 21 ha măng bát độ và một số loại cây trồng khác. Ngoài ra, xã vận động nhân dân mở rộng diện tích ruộng bậc thang lên 228 ha, đảm bảo lương thực tại chỗ, tăng thêm thu nhập.

Việc triển khai các đề án, nghị quyết linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của địa phương đã giúp huyện Bắc Yên đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, toàn huyện có 24.530 ha các loại cây trồng chủ yếu, đạt 102,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết; xuất khẩu 664,4 tấn nông sản sang thị trường nước ngoài, đạt 114,6% chỉ tiêu; trồng mới hơn 397 ha rừng trồng tập trung, 3.078.650 cây lâm nghiệp phân tán; xây dựng 11 sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm trung bình 4,47%. Hiện có 89/101 bản, tiểu khu thực hiện mô hình bí thư đồng thời là trưởng bản; 100% các bản đã có chi bộ...

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được quan tâm đầu tư; 100% các đường đến trung tâm xã được cứng hóa; hoàn thành đầu tư cấp điện cho 5 xã đặc biệt khó khăn: Song Pe, Phiêng Côn, Chim Vàn, Háng Đồng, Xím Vàng. Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị thị trấn Bắc Yên sáng, xanh, sạch, đẹp. Huyện Bắc Yên đã được UBND tỉnh định hướng phát triển thành khu du lịch cấp tỉnh; lập Quy hoạch chung Khu du lịch Tà Xùa và các vùng phụ cận, với quy mô khoảng 13.000 ha. Lượng khách du lịch đến với huyện bình quân tăng 56%/năm; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt trên 248 tỷ đồng, bằng 124% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Những kết quả đạt được đã tạo thêm niềm tin, khí thế để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Yên tiếp tục đoàn kết, nỗ lực tăng tốc, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Năm 1994, tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên, Bác sĩ Vi Hồng Kỳ về công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, anh cùng đồng nghiệp vượt lên khó khăn, đổi mới, thi đua lao động sáng tạo, xây dựng Bệnh viện luôn là địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn.
  • 'Đơn vị đầu ngành về y tế dự phòng

    Đơn vị đầu ngành về y tế dự phòng

    Sức khỏe -
    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập theo Quyết định số 1882/QĐ-UBND, ngày 2/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị cùng chức năng y tế dự phòng, trực thuộc Sở Y tế, gồm các trung tâm: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Y tế dự phòng, Phòng chống HIV/AIDS; Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
  • 'Nông dân sản xuất giỏi

    Nông dân sản xuất giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày đầu năm, chúng tôi đến thăm trang trại của hộ gia đình ông Tòng Văn Diên tại bản Pói Lanh, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp. Ông Diên là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất giỏi với mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương.
  • 'Đảng bộ huyện Mường La chú trọng công tác xây dựng Đảng

    Đảng bộ huyện Mường La chú trọng công tác xây dựng Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Mường La có 57 tổ chức cơ sở đảng, trong đó, có 18 đảng bộ cơ sở, 39 chi bộ cơ sở, 296 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với 6.554 đảng viên. Sau 4 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, đã kết nạp 776 quần chúng ưu tú vào Đảng. Đảng viên mới kết nạp đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • 'Chăm lo, hỗ trợ đoàn viên và người lao động

    Chăm lo, hỗ trợ đoàn viên và người lao động

    Xã hội -
    Triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, Liên đoàn Lao động huyện Quỳnh Nhai thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, tạo động lực cho đoàn viên công đoàn, người lao động yên tâm công tác, hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

    Đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

    Sức khỏe -
    Ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế tổ chức tại Hà Nội. Người căn dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu”. Trải qua chặng đường 70 năm thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, ngành Y tế tỉnh Sơn La đã và đang xây dựng mạng lưới cơ sở y tế, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế ngày một lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • 'Từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm

    Từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm

    Khoa Giáo -
    Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.