Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Thực hiện Kết luận số 1037-KL/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương bố trí bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản, tiểu khu trưởng, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, huyện Sốp Cộp đã triển khai nghiêm túc, chặt chẽ mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản trên địa bàn. Mô hình góp phần quan trọng vào đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, trách nhiệm của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

                                 

Đồng chí Cút Văn Sơ (bên trái), Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nà Cang kiểm tra và hướng dẫn người dân chăm sóc dứa.

           

Triển khai mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản, Đảng ủy xã Mường Và đã tổ chức rà soát, đánh giá năng lực của các bí thư, trưởng bản; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể đến từng chi bộ, từng bản. Chi bộ, bản nào đảm bảo điều kiện thì tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện trước; làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ trong quá trình triển khai. Việc bố trí bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản được thực hiện quy trình chặt chẽ, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch. Đến nay, Đảng ủy xã đã tổ chức triển khai mô hình tại 4 chi bộ, gồm các bản: Nà Cang, Huổi Pót, Tặc Tè, Nà Lừa. Dự kiến năm 2022, sẽ triển khai ở 9 bản, đến năm 2023 triển khai 5 bản còn lại.

           

Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình, đồng chí Vũ Thành Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Mường Và, cho biết: Hiện nay, các bí thư chi bộ, đồng thời trưởng bản đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Mặc dù công việc nhiều hơn, nhưng thuận lợi hơn do việc tiếp nhận, cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy được đồng bộ, kịp thời và nhất quán. Những đồng chí được lựa chọn thực sự có uy tín trong Đảng, trong nhân dân, có trình độ, năng lực, trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình gánh vác công việc. Nhiều bí thư chi bộ, trưởng bản là điển hình phát triển kinh tế, hạt nhân chính trị ở địa phương.

           

Bản Nà Cang, xã Mường Và, có 46 hộ, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, tỷ lệ hộ nghèo còn gần 50%, đời sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào trồng ngô, sắn. Năm 2020, đồng chí Cút Văn Sơ được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư chi bộ, Trưởng bản. Đồng chí đã cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động bà con chuyển đổi 8 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng dứa nguyên liệu; trồng mới 1 ha mận và 0,3 ha cam... Đồng chí Cút Văn Sơ chia sẻ: Đảm nhiệm một lúc hai chức danh, ban đầu tôi rất lo lắng, nhưng được dân tin thì dù khó mấy cũng làm cho tốt. Tôi đã thường xuyên gần dân, nắm chắc tư tưởng của đảng viên và nhân dân; từ đó có những chỉ đạo, điều hành phù hợp, sát thực tiễn của bản; nhất là tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho bà con.

           

Còn tại xã Dồm Cang, hiện có 7 bản bí thư chi bộ kiêm trưởng bản. Đồng chí Cầm Văn Đông, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Các bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng, phát triển KT-XH ở cơ sở, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, đến được với dân. Việc nhất thể hóa cũng giúp tiết kiệm được ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng thu nhập cho người thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ, để cán bộ bản yên tâm công tác.

           

Đến tháng 10, huyện Sốp Cộp có 6 đảng bộ xã thực hiện bố trí chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản tại 23 bản. Trong đó, xã Dồm Cang có 7 bản; Mường Và 4 bản; Nậm Lạnh 4 bản, Sốp Cộp 4 bản; Mường Lèo 3 bản và Púng Bánh 1 bản. Đồng chí Quàng Văn Tiêu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết: Quá trình triển khai, cơ bản nhận được sự đồng thuận nhất trí của các chi bộ, ban quản lý bản và nhân dân, tạo điều kiện để cán bộ phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, triển khai kịp thời các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, thời gian qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các bí thư chi bộ kiêm trưởng bản đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý dân cư, giám sát chặt chẽ người đến, đi tại địa phương, góp phần phòng chống dịch Covid-19.

           

Sau hơn 1 năm triển khai mô hình, Ban Thường vụ huyện ủy Sốp Cộp đang tiếp tục chỉ đạo đảng ủy các xã rà soát, lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện quy trình kiện toàn chức danh bí thư chi bộ, đồng thời là trưởng bản theo kế hoạch. Đồng thời, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ bản, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.