Mai Sơn đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XX, các chi bộ, đảng bộ cơ sở trên địa bàn huyện đã bám sát định hướng, cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình hành động, đề án tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

 

Mô hình trồng cây chanh leo của nông dân xã Chiềng Sung (Mai Sơn).

 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XX xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng huyện Mai Sơn phát triển xanh, nhanh và bền vững”.

Đồng chí Nguyễn Việt Cường, Bí thư Huyện ủy, cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng chương trình hành động, ban hành 8 đề án trọng tâm kèm nghị quyết chuyên đề tập trung vào những lĩnh vực, khâu đột phá để chỉ đạo, phấn đấu đạt kết quả cao nhất; trong đó, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển du lịch; xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Toàn huyện đã vận động nông dân, HTX ứng dụng ghép mắt cải tạo 1.460 ha vườn cây ăn quả; cấp 31 mã số vùng trồng với tổng diện tích 1.206 ha đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ, Trung Quốc; 50 cơ sở áp dụng việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ với diện tích trên 600 ha.

Đồng thời, lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị phía tây thị trấn Hát Lót; đến nay, tỷ lệ đô thị hóa đạt 12,7%; phối hợp với các sở, ngành triển khai các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng trụ sở 12 trạm y tế xã giai đoạn 2021-2025; đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia cho 16 bản chưa có điện; hoàn thành xây dựng và bàn giao quản lý, đưa vào sử dựng Khu di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi giai đoạn I. Công tác cải cách hành chính đã được quan tâm, triển khai đầy đủ, toàn diện, đến hết tháng 7, đã hoàn thành 31/51 nhiệm vụ, đạt 60,7% kế hoạch đề ra. Tập trung thực hiện hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn 2021-2025, đến hết tháng 7, đã xóa được 41 nhà tạm; gần 5.800 lao động được đào tạo chuyển giao hướng nghiệp dạy nghề.

Tinh thần quyết liệt, bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện nghị quyết, Ðảng bộ xã Phiêng Cằm đã xác định các giải pháp trọng tâm, đột phá là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Đồng chí Mùa A Sồng, Bí thư Đảng ủy xã, thông tin: Đảng ủy xã đã tập trung khảo sát, đánh giá các mô hình kinh tế hiệu quả để nhân rộng; đẩy mạnh ứng dụng KHKT, thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; vận dụng cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, vật tư, cây, con giống thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tiếp tục củng cố, mở rộng vùng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung; duy trì diện tích, sản lượng chè và hình thành các vùng trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả theo hướng chuyên canh, thâm canh.

Những kết quả đạt được sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết, là tiền đề và điều kiện quan trọng để Đảng bộ huyện tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026. Trước mắt, năm 2021, phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 105 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.300 tỷ đồng, thành lập mới 8 HTX trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2%, có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.