Đồng bào dân tộc Mông huyện Bắc Yên thực hiện tốt “5 có, 5 không”

Đồng bào dân tộc Mông ở huyện Bắc Yên có hơn 34.000 người, chiếm 47,1% dân số toàn huyện, sinh sống ở 56/99 bản, tiểu khu. Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Bắc Yên đã lựa chọn các nội dung, mô hình đột phá phù hợp, góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần vùng đồng bào Mông.

Giọng nữ
Lãnh đạo huyện Bắc Yên trao đổi với cán bộ và nhân dân xã Hang Chú về phát triển kinh tế, và xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.

Đồng chí Đỗ Văn Xiêm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên đã xác định các nội dung có tính chất đột phá, giải quyết những vấn đề còn tồn tại của địa phương và nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là các xã có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, gắn với việc thực hiện nội dung “5 có, 5 không” (Có đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tranh thủ nguồn lực, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo; có tinh thần đoàn kết giữa các dòng họ, các dân tộc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông; có ý thức xây dựng bản mới phát triển toàn diện, no ấm, hạnh phúc, đảm bảo an ninh trật tự; có nhiều người hiếu học, biết chữ, chăm làm, công tác tốt).

Cấp ủy, chính quyền các xã đã gắn việc học tập và làm theo Bác với phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, trách nhiệm người đứng đầu, giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế tại cơ sở, hoàn thành các mục tiêu triển triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến nay, tại 56 bản có đồng bào Mông sinh sống đều có chi bộ độc lập; Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng là nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết, và đời sống văn hóa. Trong năm 2024, có 69,3% số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 72,7% số bản được công nhận danh hiệu “Bản, tiểu khu văn hóa”; tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4,67%/năm...

Tiêu biểu như vận động nhân dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc kiên cố, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống rét và nuôi nhốt có tích trữ thức ăn; thực hiện mô hình xã hội hóa lắp điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại các bản; đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ... Đồng thời, chỉ đạo các địa phương lựa chọn, xây dựng mô hình tiêu biểu phù hợp và tổ chức cho đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên đăng ký cam kết nội dung học tập, làm theo và nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên... Hằng năm, trên 90% đảng viên xây dựng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cá nhân gắn với chức năng, nhiệm vụ được phân công...

Xã Hang Chú, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với thực hiện nội dung “5 có, 5 không” được Đảng ủy xã tập trung chỉ đạo thực hiện. Đồng chí Mùa Páo Tủa, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Trước đây bà con đồng bào dân tộc Mông chỉ sản xuất nông nghiệp một vụ, vì thế đồng bào thường ăn Tết kéo dài trong cả tháng. Ăn hết Tết đồng bào Mông lại tiếp tục ăn Tết Nguyên đán; nên sau tết, nhiều gia đình người Mông lại không có gạo ăn. Tỉnh, huyện, xã đã thành lập các đoàn công tác, tổ chức các hội nghị tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ các tập tục lạc hậu, đồng thời, triển khai các chế độ, chính sách cho hộ nghèo. Bây giờ đã khác, đồng bào Mông đã biết tập trung sản xuất đúng khung thời vụ; chú trọng phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,9%; trên 70% số bản đạt danh hiệu “Bản văn hóa”.

Xã Làng Chếu có 5 bản, với 100% là dân tộc Mông sinh sống. Cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác, Đảng ủy xã đã lựa chọn nội dung đột phá là phát huy vai trò cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu trong xóa bỏ các hủ tục; áp dụng kỹ thuật, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả... để bà con học tập, làm theo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Đồng chí Hạng A Củ, Bí thư Đảng ủy xã Làng Chếu, chia sẻ: Đến nay, toàn xã có 468 ha lúa 2 vụ, gần 400 ha sơn tra, 61 ha cây dược liệu, 60 ha dong riềng, 61 ha thảo quả, 55 ha chè và một số loại cây trồng khác. Đảm bảo tiêu thụ nông sản cho bà con, xã khuyến khích các hộ dân liên kết thành lập 2 HTX nông nghiệp; xây dựng 4 xưởng sản xuất, chế biến dong riềng, với sản lượng 2.430 tấn bột/năm.

Là người có uy tín của bản Cáo A, ông Sồng A Mang, đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện chuyển đổi phương thức sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Mang cho biết: Năm 2020, với sự hỗ trợ của xã, tôi thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp và thương mại Làng Chếu, với 9 thành viên, canh tác 42 ha táo sơn tra, 37 ha dong riềng và chuyên thu mua dong riềng cho nhân dân. Đến năm 2022, HTX đầu tư 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà xưởng gần 200 m², mua dây chuyền sản xuất miến dong, máy sấy lạnh. Mỗi năm, HTX thu mua khoảng 200 tấn quả sơn tra, hơn 1.300 tấn củ dong riềng cho nhân dân. Doanh thu từ 800-900 triệu đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 7-12 triệu đồng/tháng.

Việc lựa chọn các nội dung, mô hình đột phá trong học tập và làm theo Bác phù hợp với thực tiễn, nhất là thực hiện nội dung “5 có, 5 không” cuộc sống ở những bản làng của người Mông vùng cao Bắc Yên đang đổi thay từng ngày. Huyện Bắc Yên đang tiếp tục làm tốt công tác dân vận, tích cực tuyên truyền thay đổi nhận thức của bà con; triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhân rộng các mô hình, những tấm gương điển hình tiên tiến trong sản xuất; thúc đẩy các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

    Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

    Xã hội -
    Hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Mộc Châu chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Cả hệ thống chính trị vào cuộc “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, rà soát các hộ nghèo, tìm nguyên nhân và đề ra các giải pháp giúp đỡ các hộ thoát nghèo.
  • 'Đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ dân cư đô thị

    Đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ dân cư đô thị

    Xã hội -
    Với vai trò đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng đô thị tại thành phố Sơn La và trung tâm các huyện, Công ty cổ phần Cấp nước Sơn La đã chú trọng đầu tư đổi công nghệ xử lý nước hiện đại; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý chất lượng nước và kiểm soát hệ thống cấp nước sinh hoạt, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
  • 'Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động

    Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động

    Văn hóa - Xã hội -
    Sơn La, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và làm phong phú thêm đời sống sống tinh thần của nhân dân.
  • 'Mái ấm của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

    Mái ấm của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

    Xã hội -
    Được sống trong môi trường thuận lợi để học tập, vui chơi, được đùm bọc và yêu thương, các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hòa nhập trong ngôi nhà chung ấm áp, tiếp thêm nghị lực để các em vươn lên trong một tương lai tươi sáng và trở thành người có ích cho xã hội.
  • 'Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    An ninh trật tự -
    Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hoạt động kinh tế, văn hóa diễn ra sôi nổi, bên cạnh đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và hành vi vi phạm pháp luật, như: Trộm cắp, đánh bạc, buôn lậu hàng hóa không rõ nguồn gốc và pháo nổ... Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự, Công an huyện Phù Yên đã ra quân trấn áp các loại tội phạm.
  • 'Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ

    Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ

    Gương sáng bản làng -
    Khai thác tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, HTX sản xuất và chế biến măng sạch Tân Xuân ở bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã tập hợp hội viên phụ nữ, sản xuất cây măng thành nhiều sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho phụ nữ.
  • 'Đảng bộ xã Mường Giàng đoàn kết, bứt phá

    Đảng bộ xã Mường Giàng đoàn kết, bứt phá

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 và mục tiêu trở thành thị trấn huyện vào năm 2025 là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, quyết tâm triển khai, thực hiện, hoàn thành mục tiêu đề ra.