Đoàn kết, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh

Là một trong những đơn vị điển hình được UBND tỉnh tặng Bằng khen về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ bản Co Lóng, xã Lóng Luông (Vân Hồ) luôn phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no ở khu dân cư.

Tuyến đường bê tông nội bản Co Lóng, xã Lóng Luông được bê tông hóa.

Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, đồng chí Hàng Y Vua, Bí thư Chi bộ bản Co Lóng, nhớ lại: Năm 2015, các đảng viên trong chi bộ đã thẳng thắn nêu ra, vai trò lãnh đạo của chi bộ còn “mờ nhạt”. Nguyên nhân là do năng lực lãnh đạo của cấp ủy chi bộ còn hạn chế; tinh thần trách nhiệm, ý thức, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên chưa cao, kéo theo nhiều khuyết điểm, hạn chế khác. Trong 2 năm (2014, 2015), Chi bộ không kết nạp được đảng viên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của bản năm 2016 chiếm đến 59%...

Khắc phục tình trạng trên, Chi bộ đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị sát với thực tế. Tập thể chi bộ, đảng viên nào có khuyết điểm, hạn chế gì, thì đăng ký việc “làm theo” gắn với khắc phục sai sót, khuyết điểm đó. Theo đó, Chi bộ đăng ký việc học tập và làm theo Bác gắn với chấn chỉnh lề lối, tác phong của đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; chú trọng công tác phát triển Đảng. Các đảng viên đăng ký nội dung thực hiện cùng với nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

Hàng tháng, trong sinh hoạt định kỳ, Chi bộ đều đánh giá việc thực hiện việc làm theo của các đảng viên, tập thể chi bộ. Đồng thời, chỉ đạo các hội, đoàn thể nâng cao chất lượng hoạt động gắn với các phong trào thi đua, thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia. Qua đó, phát hiện nhiều nhân tố điển hình là đoàn viên, hội viên có ý thức, trách nhiệm để giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo nguồn kết nạp đảng viên. Từ năm 2016 đến nay, Chi bộ đã kết nạp 11 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của chi bộ lên 27 đảng viên.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “luôn đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân”, các đảng viên trong chi bộ đã tiên phong trong mọi hoạt động, vận động người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông nông thôn. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, từ năm 2017 đến nay, nhân dân đóng góp hơn 200 triệu đồng, trên 1.000 ngày công lao động, hiến hơn 1.300 m² đất xây dựng được tuyến đường nội bản dài hơn 1,7 km. Chi bộ đã vận động cán bộ công chức, viên chức ở nơi cư trú, đảng viên trong chi bộ và các hội viên nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên đóng góp gần 97 triệu đồng và 265 ngày công xây dựng nhà đa năng của bản với diện tích 210 m², trị giá 150 triệu đồng.

Trong phát triển kinh tế, Chi bộ đã lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện, nhân dân trong bản đã tích cực đưa cơ giới hóa vào sản xuất; thâm canh trên 150 ha ngô, năng suất 4,5 tấn/ha; 17 ha lúa ruộng, sản lượng trên 60 tấn, 25 ha dong riềng, năng suất 15 tấn/ha; chăm sóc 83 ha cây đào địa phương, 21 ha mận... Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 59% (năm 2016) còn 11,25% (năm 2020).

4 năm liên tục (từ 2017 đến 2020), Chi bộ bản Co Lóng được công nhận trong sạch, vững mạnh. Người dân trong bản thực hiện hiệu quả nội dung cam kết “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông, các hủ tục tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ. Nhiều năm liền, bản không có kết hôn cận huyết thống, tảo hôn; bản sắc văn hóa của dân tộc được gìn giữ và phát triển... Thành tích đáng tự hào này có sự đóng góp không nhỏ của từng đảng viên trong chi bộ, sự phấn đấu, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức của mỗi cá nhân đã tạo thành sức mạnh tập thể, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.