Đảng bộ xã Song Pe tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, Đảng bộ xã Song Pe (Bắc Yên) đã tập trung lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương. Nhờ đó, đời sống người dân đã và đang được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.

Mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc của đảng viên Đinh Văn Chấn, Chi bộ bản Pe, xã Song Pe (Bắc Yên).

Đảng bộ xã hiện có 323 đảng viên, sinh hoạt ở 14 chi bộ trực thuộc, trong đó có 10 chi bộ bản, 3 chi bộ trường học và 1 chi bộ Trạm y tế xã. Với đặc thù là một xã thuần nông, Đảng ủy xã xác định nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững thì cần phải giúp người dân tiếp cận và ứng dụng được tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Do vậy, hàng năm Đảng ủy xã đã xây dựng nghị quyết với những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, sát với thực tế địa phương; chỉ đạo UBND xã, các ban, ngành, đoàn thể của xã và chi bộ các bản tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm dần diện tích cây ngô và một số cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây năng suất cao như các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây lấy củ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất và đưa những cây giống, con giống mới năng suất cao vào sản xuất; khuyến khích nhân dân đầu tư mở rộng diện tích các mô hình trang trại, gia trại, phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường.

Đảng ủy xã phân công các đồng chí Đảng ủy viên hằng tháng về dự sinh hoạt cùng chi bộ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kịp thời có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế. Bám sát vào nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của xã, các chi bộ, đảng viên trong xã nêu cao tinh thần, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi phát triển kinh tế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vận động người dân thâm canh tăng vụ, quay vòng sử dụng đất canh tác... Qua đó, năm 2018, sản lượng cây lương thực đạt trên 1.700 tấn; hơn 970 ha sắn, cho năng suất 14 tấn/ha; trồng và chăm sóc hơn 240 ha cây ăn quả, trong đó, có trên 100 ha đã cho thu hoạch 70 tấn quả các loại, đồng thời, trồng mới hơn 11.000 cây xoài ghép, 9.000 cây mận hậu, 4.000 cây nhãn, 3.200 cây bưởi trên 10 bản của xã. Đặc biệt, xã đã vận động người dân trồng thử nghiệm 2 ha cây chanh leo, năm đầu cho thu hoạch được 2 tấn quả; toàn xã xuất khẩu được 7,8 tấn nhãn sang thị trường Campuchia...

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, cấp ủy, chính quyền xã xác định chăn nuôi là mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương, vì vậy, Đảng ủy xã chỉ đạo chi bộ các bản, các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động các hộ chuyển đổi chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng tập trung; UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y xã hướng dẫn, tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn con giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã đã phát triển lên gần 32.000 con, trong đó có trên 3.600 con trâu, bò, gần 1.500 con lợn; hơn 1.900 con dê, khoảng 24.000 con gia cầm các loại… tạo nguồn thu nhập đáng kể cho hộ chăn nuôi. Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, nhân dân trong xã đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ. Hiện toàn xã có 36 cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe máy, thu mua lương thực thực phẩm; 3 cơ sở dịch vụ ăn uống; 4 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 8 cơ sở vận tải, kho bãi; 1 cơ sở dịch vụ Internet... hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Bằng việc đưa ra các giải pháp đồng bộ và phát huy tính tiền phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, Đảng bộ xã Song Pe đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Phấn khởi nhất là người dân đã xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cùng nhau góp công, góp sức làm mới, tu sửa đường giao thông nông thôn. Riêng, năm 2018, nhân dân trong xã đã đóng góp gần 600 triệu đồng, hơn 1.000 ngày công lao động cùng với hỗ trợ của Nhà nước hoàn thành 10 tuyến đường nội bản, dài trên 1,1 km. Cùng với đó, đã hoàn thành việc tu sửa và đưa vào sử dụng 4 nhà văn hóa bản Pe, Suối Cuốc, Suối Chanh và bản Mới A; khắc phục và sửa chữa 1,5 km kênh mương tại bản Pe do ảnh hưởng của mưa lũ gây hư hỏng. Hiện tại, nhân dân các bản Mong, Suối Song, bản Pe... đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thi công 11 tuyến đường ngay sau khi Nhà nước hỗ trợ xi măng. Đến nay, xã đã hoàn thành 11 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tin rằng với những giải pháp mà Đảng bộ xã Song Pe đề ra sát, đúng, phù hợp với thực tế của địa phương, kinh tế xã hội của xã sẽ ngày càng phát triển, tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.