Đảng bộ xã Nà Nghịu phát huy vai trò lãnh đạo trong phát triển kinh tế

Những năm qua, Đảng bộ xã Nà Nghịu (Sông Mã) đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung hướng về cơ sở, phát huy vai trò của bí thư chi bộ bản trong phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

 

Đường nội bản xã Nà Nghịu (Sông Mã) được bê tông hóa.

Trong công tác lãnh đạo, Đảng bộ xã đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo đồi đất dốc và những diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả, sang trồng cây ăn quả có năng suất, chất lượng; chú trọng áp dụng các kỹ thuật và đưa những cây, con giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất; khuyến khích các hộ thành lập các hợp tác xã, đầu tư mở rộng diện tích các mô hình gia trại, tăng cường trồng cỏ, nuôi trâu, bò nhốt chuồng phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế. Phân công các đồng chí Đảng ủy viên phụ trách địa bàn, hàng tháng về dự sinh hoạt cùng chi bộ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn và có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế; chỉ đạo các chi bộ, đảng viên bám sát Nghị quyết của Đảng bộ, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động người dân thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất để nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác...

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, kinh tế của Nà Nghịu đã không ngừng phát triển. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò lãnh đạo, vận động nhân dân áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao như phát triển cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá thịt, ươm cá giống, trồng hoa, rau màu các loại. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên đã làm tốt công tác vận động bà con cải tạo vườn đồi, lai ghép nhãn, trồng các loại giống nhãn T6, Miền Thiết, bưởi da xanh, bưởi Diễn, xoài lai, cam, quýt, táo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thống kê năm 2018, diện tích cây ăn quả của xã có trên 900 ha, trong đó hơn 600 ha nhãn, sản lượng gần 5.500 tấn quả, thu lợi về cho bà con trong xã khoảng hơn 120 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã còn phát triển chăn nuôi hơn 12.000 con gia súc, 141.000 con gia cầm các loại. Hiện xã có 300 hộ có thu nhập từ 250 triệu đồng - 300 triệu đồng/năm từ chăn nuôi; 50 hộ thu nhập từ 400 triệu đồng - 500 triệu đồng/năm từ cây ăn quả, một số hộ còn thu nhập trên 1 tỷ đồng từ trồng cây nhãn ghép... nâng mức thu nhập bình quân đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. Kinh tế phát triển, công tác giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh, hàng năm, số hộ đạt gia đình văn hóa chiếm trên 40%; 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững... Đến nay, xã Nà Nghịu  đạt 9/19 tiêu chí về xây dựng NTM.

Đồng chí Đinh Văn Kiên, Bí thư đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ xã Nà Nghịu hiện có 538 đảng viên, sinh hoạt ở 48 chi bộ. Đảng ủy xã xác định đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng trong ở cơ sở, nhất là trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn... Vì vậy, Đảng bộ đã ban hành các nghị quyết, văn bản chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực; phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng lĩnh vực và đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm, tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Thời gian tới, Đảng bộ xã Nà Nghịu tiếp tục thực hiện tốt việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết các cấp, nhằm cụ thể hóa nghị quyết của các cấp vào cuộc sống bằng chương trình hành động cụ thể; tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận của người dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.