Đảng bộ xã Chiềng Khoang chỉ đạo phát triển kinh tế hiệu quả

Cùng với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, Đảng bộ xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai) đã tập trung lãnh đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Người dân bản Đông, xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai) duy trì nghề làm đệm truyền thống.

Đồng chí Lò Văn Nghĩa, Phó Bí thư Đảng ủy xã, thông tin: Đảng ủy xã đã họp chuyên đề với bí thư chi bộ, ban quản lý các bản về định hướng phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, tập trung chăn nuôi gia súc và trồng chè, cà phê. Đồng thời, định hướng phát triển kinh tế theo thế mạnh từng vùng. Đối với các bản vùng cao tập trung trồng chè, cà phê và cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc. Các bản vùng thấp chú trọng thâm canh cây lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc, dịch vụ và một số nghề truyền thống. Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện, cả xã có 200 ha lúa nước; 20 ha chè, gần 120 ha cây cà phê; trên 100 ha cây ăn quả các loại; có hơn 43.000 con trâu, bò, dê và trên 52.000 con gia cầm... Với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, năm 2020, xã được công nhận nông thôn mới.

Chúng tôi về bản vùng cao Hua Lỷ, cách trung tâm xã 8 km. Trên các sườn đồi trải dài một màu xanh của cây chè, cà phê xen lẫn cây ăn quả, người dân đang tập trung thu hái chè, cà phê; tiếng nói, tiếng cười làm cho không khí lao động sản xuất hăng say. Có thể thấy, cuộc sống của người dân vùng cao nơi đây ổn định, ngày càng khởi sắc. Chi bộ đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả sang trồng chè, cà phê và cây ăn quả. Đến nay, bản có gần 30 ha chè, cà phê và cây ăn quả các loại; duy trì, chăm sóc gần 40 con trâu, bò; thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/người/năm; bản không có hộ nghèo; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường; không có tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, an ninh trật tự được giữ vững...; nhiều hộ thu nhập từ 150 -250 triệu đồng từ trồng cà phê, chè và chăn nuôi gia súc.

Anh Mùa A Phóng, đảng viên Chi bộ bản Hua Lỷ, nói: Trước đây, gia đình có gần 2 ha đất chủ yếu là trồng cây ngô, lúa nương, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Chi bộ bản tuyên truyền vận động, gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất trồng ngô, lúa nương sang trồng chè và cà phê. Năm nay, thật vui vì cà phê được mùa, được giá, đạt khoảng 18 tấn/ha, giá bán 8.000 đồng/kg cà phê.

Chia tay bà con bản vùng cao Hua Lỷ, chúng tôi tiếp tục hành trình về bản Đông - bản văn hóa tiêu biểu của xã. Trong căn nhà sàn khang trang, đồng chí Tòng Văn Trọng, Bí thư chi bộ bản cho biết: Chi bộ có 22 đảng viên, phát huy vai trò tiên phong, các đảng viên tích cực gương mẫu đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế; duy trì các nghề truyền thống; xây dựng gia đình văn hóa. Bản có 98 hộ thì có gần 40 hộ làm đệm truyền thống; hoạt động kinh doanh ở các chợ phiên trong, ngoài huyện; 85% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Cả bản chỉ còn 2 hộ nghèo.

Chi bộ bản Đông đang tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể giúp đỡ 2 hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật; vận động các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; xây dựng bản NTM mới kiểu mẫu.

Mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025, phấn đấu nâng thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/người/năm; trồng mới 20 ha cây ăn quả; sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 2.800 tấn/năm; thành lập mới trên 1 HTX..., Đảng bộ xã đang tiếp tục chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển chăn nuôi gia súc; mở rộng diện tích cây chè, cây cà phê theo hướng liên kết bao tiêu sản phẩm; xây dựng sản phẩm đăng ký OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, kinh tế tư nhân vào đầu tư trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân; phấn đấu năm 2025 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.