Dân vận tốt, tạo sức mạnh đoàn kết và đồng thuận xã hội

Những năm qua, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát huy dân chủ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2020 xuống còn 18%.

Trong xây dựng nông thôn mới, Ban Dân vận tỉnh ủy, Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, tham mưu triển khai làm tốt công tác phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Giai đoạn 2019-2021, cán bộ, chiến sĩ, hội viên, đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh đã tham gia 48.501 ngày công giúp nhân dân làm mới và tu sửa trên 120 km đường giao thông nông thôn; 66 nhà văn hóa bản, 157 nhà dột nát do mưa bão cho hội viên, 366 nhà cho các gia đình chính sách, 30 phòng học, 8 nhà “Đại đoàn kết”...

           

Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu) tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập.

           

Theo Đại tá Trần Văn Chanh, Phó Chủ nhiệm Chính trị (Bộ CHQS tỉnh), dân vận phải đi đôi với việc làm thực tế. Là cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, từ năm 2019 đến nay, Bộ CHQS đã có nhiều mô hình, chương trình giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, như: Chương trình “Nâng bước em tới trường và Con nuôi Đồn Biên phòng”  đã nhận đỡ đầu 80 học sinh (trong đó có 10 cháu học sinh nước bạn Lào) ở khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng. Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” đang nuôi 10 cháu tại 5 Đồn Biên phòng.

           

Các tổ chức đoàn thể cũng phát huy vai trò trong công tác dân vận. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phát triển mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm, vận động hội viên tiết kiệm mỗi tháng 5.000 đồng, cán bộ Hội mỗi tháng 1 ngày lương; thành lập các nhóm cổ phần tài chính tự quản (tiết kiệm và cho vay tại chỗ) tạo nguồn vốn tại chỗ cho phụ nữ vay phát triển kinh tế; hỗ trợ thành lập 18 Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; 679 mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo, cận nghèo tại xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn vay vốn không lấy lãi; cung cấp giống cây trồng, vật nuôi. Vận động các nguồn lực hỗ trợ xây 124 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo trị giá hơn 3 tỷ đồng. Dự án “Ngân hàng bò” của Hội Chữ thập đỏ tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả, với tổng đàn bò của dự án hiện có 1.557 con; hằng năm, Dự án đã cung ứng giúp đỡ các hộ gia đình nghèo có con giống để phát triển kinh tế. Mô hình “Mái ấm Nông dân” của Hội Nông dân tỉnh quyên góp, ủng hộ được 106 hộ hội viên nông dân nghèo, trị giá 25-30 triệu đồng/nhà...

           

Theo đánh giá của đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban dân vận tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo: Trong giai đoạn 2019-2021, Ban thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chỉ đạo các địa phương khảo sát giúp các bản xây dựng 1 đến 2 tiêu chí, nhất là tiêu chí 17 về môi trường. Hiện nay, toàn tỉnh có 49 xã được công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, thành phố Sơn La được công nhận là đô thị loại II và được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

           

Bên cạnh đó, tích cực tham gia chương trình quân dân y kết hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Phối hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo mở 8 lớp xóa mù chữ với 224 học viên do cán bộ Bộ đội Biên phòng trực tiếp giảng dạy tại các xã Mường Lạn, Nậm Lạnh, Mường Lèo (Sốp Cộp). Quán triệt, thực hiện tốt cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa” , “Ngày vì người nghèo”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ban Chỉ đạo đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức vận động, quyên góp ủng hộ các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và tổ chức thăm, tặng quà nhân các dịp lễ, tết.

           

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho hơn 4.548 hội viên; phối hợp, liên hệ với các trường nghề trong quân đội tổ chức hướng nghiệp và cấp thẻ học nghề cho quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Từ năm 2019 - 2021, đã mở lớp đào tạo nghề cho 556 học viên, góp phần tạo nguồn lực lao động có trình độ cho địa phương. Đồng thời, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sỹ LLVT và nhân dân về thực hiện hiệp định, quy chế biên giới. Tổ chức kết nghĩa giữa Bộ CHQS tỉnh Sơn La với Bộ CHQS tỉnh Xiêng Khoảng, đón tiếp các đoàn cán bộ Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng (CHDCND Lào), sang thăm và làm việc tại tỉnh ta; trao tặng hàng nghìn khẩu trang, 200 lọ dung dịch sát khuẩn, 25 máy đo thân nhiệt cho Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn để sử dụng trong việc phòng, chống dịch COVID-19, trị giá khoảng 75 triệu đồng.

           

Có thể thấy, hoạt động phối hợp công tác dân vận trong phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân.

Huyền Trang

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.