Yên Châu chủ động phòng chống thiên tai

Năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện Yên Châu chịu ảnh hưởng của các đợt thiên tai, mưa đá, gió lốc, mưa lớn, lũ quét, làm 1 người bị thương, 186 nhà ở dân cư bị sạt lở, tốc mái; ngập úng hơn 120 ha lúa, vùi lấp 35 ha rau màu; làm đổ 3 cột điện; hư hỏng 20 cống, phai tạm và nhiều tuyến đường liên xã, nội bản... Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai khoảng 6,4 tỷ đồng.

Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương kiểm tra tình hình thiệt hại, huy động máy móc, nhân lực tại chỗ, thu dọn đất đá sạt lở vùi lấp nhà cửa, ruộng vườn, tu bổ đường giao thông nông thôn, giúp nhân dân ổn định đời sống và sản xuất. Huyện đã hỗ trợ di chuyển nhà bị sạt lở, thăm hỏi, hỗ trợ người bị thương do đá lăn; hỗ trợ trên 130 triệu đồng kinh phí khắc phục kè suối, nắn dòng, mua rọ thép kè bờ suối, kè chân cầu tràn.

Ông Cao Xuân Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Châu, cho biết: Qua rà soát, đánh giá thực tế, huyện đã xác định những khu vực trọng yếu dễ bị tác động bởi thiên tai để chủ động phương án phòng chống, như: Mưa đá, gió lốc thường xảy ra ở các xã Phiêng Khoài, Chiềng On, Chiềng Tương, Tú Nang; lũ quét dọc lưu vực suối Vạt, suối Sập, suối Pha Cúng ở xã Lóng Phiêng, xã Sặp Vạt; sạt lở, đá lăn tại các xã Mường Lựm, Sặp Vạt, Lóng Phiêng, Chiềng Hặc...

Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu năm 2023.

Chủ động ứng phó với các dạng thiên tai có thể xảy ra, ngay từ đầu năm, huyện đã kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN); đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu và công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai. Với phương châm “phòng là chính”, cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó thiên tai của nhân dân. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu; bảo vệ trọng điểm kè, cống xung yếu trên địa bàn.

Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện đã chuẩn bị 9 nhà bạt, 4 máy bơm, 250 áo phao, 150 phao tròn, 42 phao cứu hộ tại các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn, sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Tăng cường kiểm tra hiện trạng các công trình thủy lợi, cầu cống, kịp thời phát hiện những sự cố hư hỏng để nâng cấp, sửa chữa. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án ứng phó trước diễn biến phức tạp của thời tiết; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nhanh tình hình mưa lũ và những thiệt hại để đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, tập huấn và diễn tập công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, giúp cán bộ, nhân dân nâng cao ý thức chủ động phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện các điểm bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho 172 hộ dân tại bản Nà Dạ, xã Chiềng On; bản Tô Buông, xã Lóng Phiêng và bản Na Pản, xã Chiềng Đông. Đến nay, dự án tại bản Nà Dạ, xã Chiềng On đã hoàn thành, bố trí nhà ở cho 30 hộ; 2 dự án còn lại đang trong quá trình triển khai. Đồng thời, rà soát, đề xuất điểm sắp xếp ổn định dân cư tại bản Luông Mé, xã Chiềng Đông và bố trí dân cư vùng thiên tai bản Khấu Khoang, xã Mường Lựm.

Ông Đào Xuân Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Pằn, thông tin: Qua khảo sát, xã có khu vực Mỏ Than và Na Xanh có nguy cơ bị sạt lở, nên đã huy động lực lượng dân quân và nhân dân làm rọ thép kè bờ suối và chân cầu tràn, khu vực bị xói lở. Đồng thời, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo về các bản tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cán bộ và nhân dân; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết; tuyên truyền, cảnh báo bà con nâng cao cảnh giác sẵn sàng di dời nhà và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

Với sự chủ động xây dựng phương án, chuẩn bị chu đáo phương tiện, thiết bị, lực lượng, huyện Yên Châu phấn đấu giảm thấp nhất  thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.