Sông Mã tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, giao thông, thủy lợi, nhà ở và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn huyện Sông Mã. Hiện nay, cấp uỷ, chính quyền huyện đang tập trung chỉ đạo huy động lực lượng, sớm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Giọng nữ

Lãnh đạo huyện Sông Mã kiểm tra tình hình, khắc phục hậu quả sau mua lũ tại xã Nà Nghịu.

Thiệt hại trong 2 ngày (23 và 24/7), mưa lũ trên địa bàn huyện Sông Mã đã làm sập đổ 2 nhà, cuốn trôi 5 nhà ở các xã Pú Bẩu, Mường Lầm, Nậm Ty; cuốn trôi, bồi lấp gần 162ha lúa, hơn 7ha ngô, sắn, cà phê, rau màu; hơn 12ha ao cá bị cuốn trôi, thiệt hại gần 22,5 tấn cá các loại. Mưa lớn làm sạt lở khoảng 4.800m³ đất, đá đường từ Chiềng Phung đi xã Mường Lầm; cuốn trôi 1 phai tạm; đổ gãy 33m lan can kè bờ sông mã; 17 cầu treo, cầu tràn, cầu sắt qua sông, suối bị hư hỏng nặng... Ước thiệt hại khoảng 25,5 tỷ đồng.

Cầu treo sắt tại xã Yên Hưng bị hư hỏng nặng.

Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, các đồng chí lãnh đạo huyện đã trực tiếp kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, thống kê thiệt hại; hỗ trợ các hộ dân di chuyển tài sản đến nơi ở an toàn. 12 trường hợp nhân dân bị mắc kẹt tại bãi cồn sông Mã trên địa bàn xã Mường Hung, Nà Nghịu, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Sông Mã đã chỉ huy ứng cứu. Ban CHQS huyện, Công an huyện huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân, cùng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ người bị mắc kẹt. Sau 2 giờ tiến hành các biện pháp tiếp cận khu vực bãi cồn, lực lượng chức năng đã ứng cứu thành công 12 người mắc kẹt, hỗ trợ di chuyển người dân đến nơi an toàn.

Ông Ngô Văn Àng, bản Huổi Lìu, xã Nà Nghịu, sau khu được ứng cứu an toàn đã xúc động nói: Tôi ở bãi cồn từ năm 2000, chưa bao giờ thấy nước lũ lên nhanh như năm nay. Gia đình tôi thiệt hại 200 con gà và gần 1.000 con chim cút. May mắn được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi bãi cồn, cả gia đình đều an toàn. Rất cảm ơn các lực lượng đã giúp gia đình tôi ra khỏi vùng nguy hiểm.

ĐVTN xã Chiềng Khương giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Xã Nậm Ty bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt mưa lũ này, với 5 nhà bị trôi và đổ sập; 10 cây cầu treo, 1 cầu cứng bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng; lúa, hoa màu, ao cá cũng bị thiệt hại. Ông Lò Văn Hạch, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Xã đã huy động lực lượng, nhân dân, dân quân tự vệ giúp bà con di chuyển tài sản. Đối với các hộ bị sập hoặc trôi nhà hay có nguy cơ cao bị sạt lở, xã đã đưa các hộ đến ở tạm nhà người thân. Ngoài ra, còn huy động lực lượng, máy xúc, máy lật khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường liên bản, liên xã, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông an toàn.

Tại thị trấn Sông Mã, đến sáng 25/7, cùng với sự giúp đỡ của lực lượng công an, bộ đội, ĐVTN, phụ nữ, cơ bản các hộ bị ngập nước đã được khắc phục và cống rãnh được khơi thông, đường giao thông ngõ, xóm đã cơ bản sạch sẽ... Chị Phạm Thị Thanh, tổ dân phố 3, chia sẻ: Sáng 24/7, nước tràn vào nhà, nhiều đồ đạc bị ngập nước. Nhờ có sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, lực lượng công an mà gia đình tôi an toàn; đồ đạc, tài sản trong nhà tôi cũng được vận chuyển lên tầng hai nên không bị thiệt hại gì.

Các lực lượng tham gia khơi thông cống rãnh, nền đường tại thị trấn Sông Mã.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã tiếp tục huy động lực lượng hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả; tổ chức ứng trực 24/24 để nắm bắt, theo dõi diễn biến, có giải pháp ứng cứu kịp thời khi có tình huống xảy ra. Đối với các công trình cầu treo, UBND huyện và các xã đã có thông báo tạm dừng khai thác sử dụng cầu; bố trí rào chắn, phân luồng giao thông, cảnh báo người dân và các phương tiện tạm thời không lưu thông qua cầu.

Sửa chữa đường vào bản Kỳ Nình, xã Mường Sai.

Hiện nay, trên địa bàn huyện mực nước sông, suối đã rút dần. Huyện tiếp tục chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, rà soát, xác định những điểm dân cư có nguy cơ xảy ra sạt lở cao để có phương án cụ thể cho từng khu vực. Đồng thời, khuyến cáo nhân dân đề cao cảnh giác, nhất là các hộ ở những nơi ven sông, suối, taluy cao, nền đất yếu cần phòng tránh khi có mưa lũ xảy ra. Tuyên truyền đến nhân dân khắc phục, gieo trồng lại diện tích lúa, hoa màu khi nước rút để kịp khung thời vụ.

Bài, ảnh: Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 5/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 5/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa suy yếu, từ chiều tối mai (5/4) chịu ảnh hưởng của rìa phía Tây áp cao lục địa tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với hội tụ gió trên cao. Thời tiết: Mây thay đổi đến nhiều mây, đêm không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Từ chiều tối mai (5/4), có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét.
  • 'Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La”

    Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La”

    Xã hội -
    Ngày 4/4, Trường Chính trị tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học (lần thứ nhất) thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La”, theo Đề án số 08-ĐA/TU ngày 19/1/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển Trường Chính trị tỉnh Sơn La đạt chuẩn giai đoạn 2022-2023, tầm nhìn đến năm 2030.
  • 'Trường THPT Mai Sơn ôn luyện cho học sinh thi tốt nghiệp

    Trường THPT Mai Sơn ôn luyện cho học sinh thi tốt nghiệp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, Trường THPT Mai Sơn, huyện Mai Sơn, có 500 học sinh lớp 12 tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để học sinh đạt kết quả tốt, nhà trường đã tập trung ôn luyện, kết hợp thi thử, phân loại học sinh và xây dựng phương án bồi dưỡng phù hợp, giúp học sinh nắm vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi.
  • 'Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em

    Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em

    Sức khỏe -
    Với mục tiêu mỗi năm toàn tỉnh giảm 1,3% số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi, giảm 1% số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tạo điều kiện cho bà mẹ, trẻ em được tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu; quan tâm cải thiện dinh dưỡng phụ nữ mang thai và trẻ em tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • '“Hát đưa dâu - đón rể ngày nay của dân tộc Thái vùng Sốp Cộp - Sơn La”

    “Hát đưa dâu - đón rể ngày nay của dân tộc Thái vùng Sốp Cộp - Sơn La”

    Văn hóa - Xã hội -
    Cuốn sách “Hát đưa dâu - đón rể ngày nay của dân tộc Thái vùng Sốp Cộp - Sơn La” là một công trình nghiên cứu sâu sắc về nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Thái tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Giúp bạn đọc hiểu rõ về các bài hát, nghi thức và phong tục trong đám cưới, phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa cổ truyền và đời sống hiện đại của đồng bào dân tộc Thái. Thư viện tỉnh giới thiệu cuốn sách do Nghệ nhân ưu tú Lò Minh Ón sưu tầm, biên soạn và sáng tác, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La phát hành năm 2017.
  • 'Tạo động lực phát triển kinh tế du lịch

    Tạo động lực phát triển kinh tế du lịch

    Du lịch -
    Cao nguyên Mộc Châu vừa có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, vừa có nhiều nét đặc sắc của cộng đồng 12 dân tộc anh em. Đánh thức tiềm năng, lợi thế này, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đang chung tay khai thác giá trị văn hóa mang lại lợi ích kép cho phát triển kinh tế du lịch và văn hóa địa phương.