Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay ODA

Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, tỉnh ta mời gọi được các nhà đầu tư vào các lĩnh vực xử lý môi trường, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Nhà máy xử lý nước thải Thành phố.

Năm 2023, tỉnh Sơn La được giao trên 141 tỷ đồng vốn vay ODA để bố trí thực hiện 3 dự án, gồm: Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Sơn La; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở - dự án thành phần tỉnh Sơn La; Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các dự án tiếp tục được triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ.

Đối với Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Sơn La, tổng mức đầu tư trên 932 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA trên 690 tỷ đồng. Thời gian thực hiện giai đoạn 2012-2025. Ông Đào Duy Thanh, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh, cho biết: Hiện nay, Dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính thuộc giai đoạn 1a, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 6/2021, gồm nhà máy xử lý nước thải, công suất trung bình 6.857 m3/ngày đêm; 5 trạm bơm và hệ thống đường ống thu gom, đấu nối đến các hộ. Phạm vi thu gom trên địa bàn các phường Tô Hiệu, Chiềng Lề, Quyết Thắng, Chiềng An và một phần của phường Chiềng Cơi, với tổng số trên 10.500 hộ, tỷ lệ đấu nối đạt khoảng 83,4%. Đến nay, đã giải ngân trên 760 tỷ đồng. Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh đang tiếp tục triển khai đầu tư một số hạng mục mở rộng phạm vi hệ thống đường ống thu gom trên địa bàn các phường Chiềng Cơi, Quyết Thắng thuộc giai đoạn 1b, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

Việc thực hiện Dự án, cải thiện hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cho chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, giúp cải thiện môi trường. Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh đang tiếp tục đôn đốc đơn vị thi công đấu nối nước thải của các hộ gia đình vào hệ thống tập trung để xử lý.

Đối với Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La, với tổng mức đầu tư trên 96,8 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai của 6/6 huyện; triển khai và hoàn thành công tác dân tộc thiểu số 8/8 hoạt động; hoàn thành việc khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán 6/6 huyện gồm Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Vân Hồ; hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng; đã triển khai và hoàn thành gói thầu mua sắm thiết bị MPLIS cấp tỉnh cho Văn phòng đăng ký và trang bị máy tính cho cấp xã... Các thông tin dự án đã được đăng tải kết thúc trên hệ thống Step của Ngân hàng Thế giới.

Công trình kè chống sạt lở suối Vạt bảo vệ thị trấn Yên Châu. 

Còn Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở - dự án thành phần tỉnh Sơn La, dự kiến đến ngày 31/1/2024 giải ngân đạt 76% kế hoạch vốn ODA đã giao năm 2023.

Bà Trần Thị Ánh Tuyết, Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thông tin: Ngoài các dự án trên, tỉnh ta đang triển khai các bước để thực hiện Dự án “Tăng cường hạ tầng kết nối trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Sơn La”, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á, với tổng mức đầu tư trên trên 3.667 tỷ đồng; Dự án nước sạch nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, tổng mức đầu tư 580 tỷ đồng. Đồng thời, triển khai các bước thực hiện 3 dự án viện trợ không hoàn lại, gồm: Dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả phát triển theo chuỗi giá trị đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu và chế biến” từ quỹ đặc biệt hợp tác Mê Công - Lan Thương, với tổng mức đầu tư trên 8,7 tỷ đồng; Dự án “Kè bảo vệ bờ suối Nậm Pàn, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, với tổng vốn thực hiện khoảng 150 tỷ đồng; Dự án “Kè chống sạt lở suối Vạt bảo vệ thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu giai đoạn 3” từ khoản viện trợ không hoàn lại khoảng 200 tỷ đồng.

Việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, đã tạo niềm tin của các nhà tài trợ nước ngoài, các nhà đầu tư, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng xanh, nhanh, bền vững.

Bài, ảnh: Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.