Đây là một trong những nội dung của Nghị quyết số 156/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022
Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 bảo đảm an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.
Hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 3,5 triệu đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế. Cùng với đó, có hơn 1,2 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), trong lĩnh vực dịch vụ công về lao động, người có công và xã hội, các đơn vị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp Bộ Công an thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu về bảo trợ xã hội.
Hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 3,5 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và hơn 1,2 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng.
Trước đó, ngày 25/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được giao là đơn vị chủ trì.
Thống kê từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nước ta có khoảng 30% dân số là đối tượng cần sự trợ giúp xã hội. Trong số này, có 11,9 triệu người cao tuổi, hơn 1,2 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 6,2 triệu người khuyết tật, hơn 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cùng với đó, có khoảng 2,23% hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, 3,37% hộ cận nghèo, hơn 3,5 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hằng năm…
Từ số liệu trên có thể thấy, số người có nhu cầu tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công tác xã hội ở nước ta rất lớn. Trong khi đó, số lượng cơ sở bảo trợ xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ nhân viên công tác xã hội còn hạn chế.
Toàn quốc hiện mới có khoảng 425 cơ sở bảo trợ xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Qua đó, đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho khoảng 30% đối tượng.
Lực lượng cán bộ, nhân viên công tác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới tại cấp xã có khoảng 35 nghìn người. Đồng hành cùng họ là mạng lưới khoảng 200 nghìn cộng tác viên công tác xã hội ở các địa phương.
Từ vài năm gần đây, công tác chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công đã được triển khai thông qua cơ quan bưu điện tại 61 tỉnh, thành phố.
Cụ thể, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tổ chức gần 2.830 điểm chi trả trợ cấp tại các cấp xã, phường trên cả nước cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội (61/63 tỉnh), người có công (56/63 tỉnh).
Hầu hết các đối tượng thuộc nhóm này là người già, người cao tuổi, người khuyết tật, những người yếu thế trong xã hội,… Đa số họ đều gặp hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, không đáp ứng được các điều kiện để mở và sử dụng tài khoản thanh toán của ngân hàng. Bên cạnh đó, các đối tượng này cũng gặp những khó khăn về khoảng cách di chuyển từ nơi ở đến các điểm rút tiền, chi phí sử dụng tài khoản chưa phù hợp và các kỹ năng thao tác của người sử dụng điện thoại thông minh.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!