Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân, huyện Thuận Châu đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thuận Châu có hơn 91.000 người trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động nông nghiệp, chưa qua đào tạo. Hằng năm, huyện khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Ông Lò Văn Quyết, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết việc làm, triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách đến các xã, thị trấn và các đối tượng được hưởng theo quy định của Nhà nước; định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp nhu cầu hiện nay, từ đó giúp người lao động sau khi học nghề tìm được việc làm.

ĐVTN tại huyện Thuận Châu tham gia Ngày hội tư vấn việc làm

Từ năm 2022 đến nay, huyện có 4.567 lao động được tham gia đào tạo học các nghề: Kỹ thuật chăn nuôi thú y; trồng cây ăn quả, trồng rau hữu cơ, rau an toàn. Trong đó, 3.826 lao động được đào tạo nghề theo hình thức xã hội hóa; 741 lao động đào tạo nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Trần Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thuận Châu, cho hay: Trung tâm chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với cơ sở dạy nghề nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề. Các lớp học nghề tại Trung tâm, ngoài học lý thuyết, các học viên còn được đi thực tế tại cơ sở để thực hành, từ đó giúp nông dân nắm chắc hơn các kiến thức được học áp dụng nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, các đơn vị được cấp phép tư vấn lao động có thời hạn ở nước ngoài. Từ năm 2022 đến nay, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức tư vấn việc làm cho 2.409 lượt người; tư vấn việc làm cho 580 đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp các đơn vị, công ty được cấp phép tư vấn lao động tổ chức 26 hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm tại các xã, các trường THPT trên địa bàn huyện, thu hút hơn 2.000 người tham gia. Hiện nay, toàn huyện có 12.374 lao động đi lao động ngoài tỉnh, với mức thu nhập bình quân từ 6-15 triệu đồng/tháng. 

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thuận Châu hướng dẫn nhân dân xã Chiềng Pha  chăm sóc cây chè

Chị Lò Thị Dưng, bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, được theo học lớp dạy nghề trồng thanh long ruột đỏ, do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức. Qua lớp học, chị đã áp dụng và nhân rộng mô hình kinh tế của gia đình. Chị Dưng cho biết: Gia đình tôi có 1,7 ha thanh long, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, tôi biết cách chăm sóc, nên thanh long ít bị bệnh, phát triển tốt. Năm nay, gia đình tôi xuất bán hơn 20 tấn thanh long ruột đỏ, trừ chi phí thu hơn 200 triệu đồng.

Cuối tháng 10 vừa qua, tại huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp với UBND huyện tổ chức “Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số” năm 2023. Tham gia Ngày hội có 11 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; hơn 1.000 thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đó, ĐVTN được tiếp cận với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thuận Châu kiểm tra mô hình nuôi bò nhốt chuồng tại xã Tông Cọ

Ông Nguyễn Trung Kiên, phụ trách tuyển dụng Công ty TNHH May Tinh Lợi, tỉnh Hải Dương, thông tin: Công ty là thành viên của tập đoàn Crystal Hong Kong, có 2 nhà máy đang hoạt động tại tỉnh Hải Dương. Với các mặt hàng sản xuất phong phú, đa dạng, gồm dệt kim, dệt len, giặt, in, thêu, may, đáp ứng tất cả các nhu cầu của thị trường Châu Âu, Châu Á, Nhật Bản và trên toàn cầu. Hiện nay, Công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm 1.000 lao động. Chúng tôi đang kết nối với các bạn học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm và đáp ứng được yêu cầu của Công ty.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả cho nhân dân xã Tông Lạnh

Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thuận Châu đã đem lại những hiệu quả bước đầu, làm thay đổi nhận thức cũng như tư duy sản xuất của một bộ phận nông dân. Huyện Thuận Châu đang tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nông thôn, trong đó, chú trọng phát triển các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện của huyện, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.