Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đổi thay ở Chiềng Sơ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế được cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân.

 Chiềng Sơ có 16 bản, với 1.877 hộ dân. Mấy năm trở lại đây, cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã. Ông Lò Văn Tưởng, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã đã quy hoạch, định hướng cho các bản vùng thấp phát triển các loại cây ăn quả; phát triển thương mại - dịch vụ; các bản vùng cao, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nghề rừng...

Bám sát thực tiễn, xã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Các tổ chức đoàn thể phát động phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Chiềng Sơ đã có nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao từ 200-700 triệu đồng và được nhân rộng, như: Trồng cây ăn quả ở các bản Nà Lốc II, Nà Cần II, Cần Tọ; trồng cây ăn quả, kết hợp nuôi lợn ở bản Pe Tiến; chăn nuôi trâu, bò ở Nà Lốc II... 

Nhiều tuyến đường được bê tông hóa.

Theo nhân dân trong bản Pe Tiến, cách đây 10 năm, bà con chủ yếu thâm canh lúa nước, trồng ngô, sắn. Tuy nhiên, do đất dốc, năng suất cây trồng không cao. Trên cơ sở định hướng của xã, ban quản lý bản vận động các hộ chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn sang trồng cây ăn quả; làm đường đồng mức, sử dụng phân bón hữu cơ đảm bảo chất dinh dưỡng nuôi cây; liên kết thành lập HTX. Hiện nay, 56 hộ dân trong bản tập trung chăm sóc gần 70 ha cây ăn quả; hơn 30 ha ngô, sắn, lúa nước; khoanh nuôi và bảo vệ gần 200 ha rừng; duy trì trên 5.000 con gia súc, gia cầm; hộ nghèo giảm từ 18 hộ năm 2022 còn 8 hộ năm 2023.

Nhân dân xã Chiềng Sơ chăm sóc diện tích cây ăn quả sau thu hoạch.

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp làm dịch vụ của ông Lò Văn Điểm, bản Pe Tiến. Gia đình ông Điểm có 2 ha cây ăn quả, 2 máy xúc, 2 ô tô chở khách và sân bóng mini nhân tạo; mỗi năm, gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ đồng. Ông Điểm cho hay: Trước đây, gia đình đã trồng cây ăn quả, nhưng là giống địa phương nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2010, tôi cải tạo, ghép giống nhãn miền thiết. Năm 2018, mua xe ô tô chở khách; thuê đất làm sân bóng nhân tạo. Thu nhập ổn định, cuộc sống cũng khá giả hơn.

Ông Lò Văn Điểm, bản Pe Tiến sửa chữa máy xúc.

Còn gia đình anh Trần Duy Khánh, bản Phiêng Lợi, tận dụng vườn cây ăn quả rộng để nuôi gà thương phẩm. Anh Khánh chia sẻ: Giống gà Ninh Dư khỏe mạnh ít dịch bệnh, mỗi năm nuôi 3 lứa (1.000 con/lứa), thu hơn 100 triệu đồng/năm. Gia đình đã tận dụng phân để ủ bón cho cây trồng. Hiện nay, gia đình đang chăm sóc hơn 4 ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn, ổi; mỗi năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng.

Phát huy thế mạnh về trồng cây ăn quả, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư, liên kết thành lập các HTX nông nghiệp. Điển hình là HTX cây ăn quả vườn đồi Nà Lốc II, thành lập năm 2017 với 6 thành viên, quy mô sản xuất 30 ha cây ăn quả theo quy trình VietGAP. Đến nay, HTX có 15 ha nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập bình quân đạt 300 triệu đồng/thành viên/năm. 

Mô hình nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao

Hằng năm, nhân dân trong xã còn gieo trồng trên 680 ha cây lương thực; chăm sóc 873 ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn, xoài, ổi; chăm sóc 8 ha dứa Queen; duy trì gần 9.000 con gia súc và 67.000 con gia cầm. Có 3 HTX và 24 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hiệu quả. Kinh tế phát triển, nhân dân tích cực góp công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, công trình thủy lợi...

Đến nay, 100% số hộ trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và được sử dụng điện; trên 90% số lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên; 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường; 83% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%. Qua rà soát, đánh giá, xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hiện nay, Chiềng Sơ đang tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; vận động các hộ liên kết trong sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình dự án về sản xuất nông nghiệp, chuyển giao KHKT trong sản xuất, góp phần tăng thu nhập, xây dựng quê hương phát triển.

Bài, ảnh: Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Tập trung nguồn lực chuyển đổi số

    Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Sơn La tập trung ưu tiên nguồn lực, xây dựng thể chế, chính sách số và hạ tầng và nhân lực số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả.
  • 'Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Hòa chung nhịp đập về khát vọng thịnh vượng

    Thời sự - Chính trị -
    Brazil cách Việt Nam nửa vòng Trái đất. Bay thẳng từ Hà Nội tới thành phố Rio de Janeiro mất 25 tiếng kể cả dừng kỹ thuật giữa chặng, nhưng sự mệt mỏi dường như tan biến khi những người bạn Brazil đã dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, nồng ấm, thân tình.
  • 'Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Du lịch -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và những giá trị di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư và ban hành các chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch trải nghiệm hồ Suối Chiếu

    Du lịch -
    Cách trung tâm xã Mường Cơi hơn 15 km, hồ Suối Chiếu, mùa này nước xanh ngắt giữa những dãy núi bao quanh, vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, đầy cuốn hút, ngày càng nhiều du khách tìm đến trải nghiệm, khám phá.
  • 'Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nặm Dên đoàn kết xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, tuyến đường nội bản được đổ bê tông sạch đẹp, có hệ thống đèn chiếu sáng; hai bên là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang và đồi chè, vườn cây ăn quả xanh mướt, minh chứng cho cuộc sống no ấm của nhân dân.
  • 'Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

    Cải cách hành chính -
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Năm 2024, chỉ số PAPI tỉnh Sơn La được 43,8876 điểm, tăng 1,4291 điểm so với năm 2023; đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2023.
  • 'Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Tiện ích ứng dụng tra cứu địa chí Sơn La

    Khoa Giáo -
    Ứng dụng “Tra cứu địa chí Sơn La - Sonla.wiki” do các em học sinh Trường THCS Nguyễn Cảnh Toàn và Trường Tiểu học - THCS Chiềng Pằn, xã Yên Châu triển khai thực hiện, giúp người dùng tra cứu thông tin về Sơn La qua website và điện thoại thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Sáng kiến đã đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS tỉnh Sơn La năm 2024.
  • 'Mai Tiên không ma túy

    Mai Tiên không ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhất là trong đấu tranh với tệ nạn ma túy, Ban quản lý bản Mai Tiên, xã Chiềng Mung đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong phát giác, tố giác tội phạm, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào địa bàn. Nhờ đó, Bản Mai Tiên có 15 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Bản không ma túy”.