Đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Kháng, La Ha; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mường La tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sinh kế, đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng bước giúp bà con nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đường về bản Huổi Liếng, xã Nặm Păm, được bê tông hóa.

Đến bản Huổi Liếng, địa bàn có đông đồng bào La Ha sinh sống của xã Nặm Păm, chúng tôi  nhận thấy niềm vui của bà con khi tuyến đường dài hơn 2,2 km từ trung tâm xã về bản đã được đổ bê tông. Với tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Khởi công từ tháng 2/2023, sau 9 tháng thi công, đến nay, tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, giúp 40 hộ dân của bản đi lại thuận tiện.

Nhân dân bản Huổi Liếng được sử dụng nước đảm bảo vệ sinh.

Ông Cà Văn Sang, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Huổi Liếng, phấn khởi: Có đường mới nhân dân rất phấn khởi, đi lại thuận tiện hơn trước; nông sản làm ra được thương lái về tận bản thu mua. Cấp uỷ, chi bộ sẽ vận động bà con thường xuyên bảo dưỡng tuyến đường để sử dụng lâu dài.

Nhân dân bản Huổi Liếng nuôi bò nhốt chuồng.

Cuối năm ngoái, 59 hộ nghèo đồng bào Mông và La Ha các bản Lạng Xua, Nong Hoi Dưới, Pá Xá Hồng, Hán Trạng, Sạ Súng thuộc xã Chiềng Ân, được UBND huyện hỗ trợ téc chứa nước sạch. Ông Sùng A Tủa, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã có 6 bản, 567 hộ; trên 44% hộ nghèo. Dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, nên việc lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân gặp nhiều trở ngại. Được hỗ trợ téc chứa nước đã giúp nhân dân bớt khó khăn trong dự trữ nguồn nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng phòng Dân tộc huyện, thông tin: Hằng năm, Phòng tham mưu cho UBND huyện tổ chức rà soát cơ sở hạ tầng các bản, nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng phương án hỗ trợ phù hợp. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các xã tuyên truyền đến các đối tượng được thụ hưởng chính sách; triển khai hỗ trợ theo kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.

Từ năm 2021 đến nay, huyện đã hỗ trợ nhà ở cho 48 hộ nghèo chưa có nhà ở, nhà ở dột nát thuộc 9 xã. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 59 hộ ở xã Chiềng Ân. Hỗ trợ bò cái sinh sản cho 926 hộ thuộc 25 bản của 12 xã. Đầu tư trên 21 tỷ đồng bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai bản Ít, xã Nặm Păm và điểm tái định cư Chà Lào (Pá Hát), xã Pi Tong. Tập huấn kiến thức, kỹ năng phát triển du lịch trên địa bàn xã Ngọc Chiến. Tổ chức hội thảo đánh giá tác động người lao động làm việc ngoài địa bàn huyện tại xã Pi Toong.

Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư trên 133 tỷ đồng xây dựng 62 công trình cơ sở hạ tầng. Trong đó, cải tạo, nâng cấp 2 công trình chợ; xây dựng mới 48 công trình cơ sở hạ tầng ở xã đặc biệt khó khăn và 12 công trình cơ sở hạ tầng ở bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho học sinh bán trú tại Trường tiểu học Chiềng Công, PTDT bán trú Chiềng Công, PTDT bán trú TH&THCS Nậm Giôn, TH&THCS Chiềng Muôn, với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Hỗ trợ trang thiết bị nhà sinh hoạt cộng đồng cho các xã Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Nậm Giôn; phục dựng lễ hội Pang A của đồng bào dân tộc La Ha.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ phát triển sản xuất còn gặp khó khăn, do chưa có quy định, hướng dẫn rõ về tạm ứng, thanh quyết toán cho đơn vị chủ trì liên kết; chưa có hướng dẫn việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ để thực hiện dự án, kế hoạch liên kết của đơn vị chủ trì liên kết. Chưa có hướng dẫn và ban hành danh mục nghề, định mức kinh tế - kỹ thuật các nghề đào tạo dưới 3 tháng và trình độ sơ cấp áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, huyện Mường La rất cần các cấp, các ngành có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất để triển khai thực hiện, tạo đà cho bà con vươn lên phát triển kinh tế, hướng tới thoát nghèo bền vững. 

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.