Xòe sáng tạo trong Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La

Xòe sáng tạo là một trong những nội dung thi hấp dẫn, sôi động diễn ra tại Quảng trường Tây Bắc sáng ngày 12/3 thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Phần trình diễn thi xòe sáng tạo của các đội phường Chiềng Cơi.

Nghệ thuật xòe Thái thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, có từ lâu đời, trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của đồng bào Thái thành phố Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

Khi tiếng chiêng, tiếng trống vang lên, mọi người hân hoan đến với vòng xòe, cùng nắm tay nhau nối vòng tay lớn, xiết chặt vòng xòe và đưa những bước chân nhịp nhàng hòa mình trong không khí náo nức, rộn ràng.

Thi xòe sáng tạo gắn với nét đẹp chiếc khăn piêu.

Nghệ thuật xòe Thái là phương thức kết nối cộng đồng, biểu tượng của tình đoàn kết và là sân chơi giải trí sau những ngày lao động vất vả. Với ý nghĩa đó, nghệ thuật xòe Thái được Thành phố Sơn La chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị. Trên nền 6 điệu xòe cổ truyền thống, gồm: “Khắm khăn mời lẩu”(nâng khăn mời rượu); điệu “Phá xí” (bổ bốn); điệu “đổn hôn” (tiến lùi); điệu “Nhôm khăn” (tung khăn); điệu “Ỏm lọm tốp mứ” (vòng tròn vỗ tay) và điệu “khắm khen” (tức là nắm tay) các đội thi sẽ thực hiện điệu xòe sáng tạo.

Đông đảo khán giả đến xem, cổ vũ phần thi xòe sáng tạo.

Ông Lèo Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, cho biết: Đội thi xòe sáng tạo của xã có trên 30 thành viên gồm các nghệ nhân, diễn viên quần chúng từ các đội văn nghệ nòng cốt của xã, bản. Sau nhiều ngày luyện tập, đầu tư về cả trang phục, đạo cụ, phần thi được đánh giá cao về mặt hình thức và nội dung. 

Phần thi xòe sáng tạo của đội thi xã Chiềng Xôm.

Các đội thi thể hiện tốt phần thi của mình với điệu xòe “Nâng khăn mời rượu” - “Khắm khằn mơi lẩu”. Các chàng trai, cô gái Thái xếp thành hàng, khăn piêu vắt trên 2 cánh tay các cô gái, tay nhẹ nâng chén rượu thơm dịu dàng níu chân mời rượu, thể hiện tấm lòng chân tình, hiếu khách của dân tộc Thái miền Tây Bắc.

Nhiều đội thi đã xử dụng bông hoa ban để tạo thêm điểm nhấn cho xòe sáng tạo.

Xã Chiềng Ngần thể hiện tốt điệu xòe “Ỏm lọm nho tìn” - xòe theo vòng tròn di chuyển qua phải, qua trái nhấc chân, điệu xòe thể hiện sự gắn kết cộng đồng, niềm vui bắt được thú rừng, bắt cá suối của cộng đồng người Thái. Điệu xòe này thường được tổ chức trong lễ mừng nhà mới, đám cưới và lễ hội. Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi chan hòa với nhau hơn, tình đoàn kết gắn bó thêm bền chặt.

Thể hiện xoè sáng tạo của phường Chiềng An.

Điệu xòe “Tung khăn” - “Nhôm Khằn”, vòng xòe tiến lùi theo nhịp trống, nhịp chiêng, dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ, hai tay các vũ công cầm hai đầu khăn piêu tung lên theo nhịp trống, vòng xòe như bông hoa bừng nở, đó là những sắc màu diễn tả niềm vui trong sáng khi cộng đồng có niềm vui và hạnh phúc.

Đến với điệu xòe “Ỏm lọm tốp mư” - vòng tròn võ tay, xòe bước theo vòng tròn từ trái qua phải rồi dừng lại và đồng thời võ tay theo nhịp trống, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã thể hiện niềm vui của cộng đồng sau mùa bội thu, săn bắt, mừng nhà mới, đám cưới, hội xuân.

Cuối cùng là điệu xòe “Phá xí” – Bổ bốn. Từ vòng tròn trung tâm tỏa ra thành 5 vòng tròn nhỏ, như bông hoa ban 5 cánh, mỗi cánh hoa là 4 vũ công, các vòng tròn nhỏ lúc biến dựa thành hình vuông, lúc tạo thành hình thoi, các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún bước theo nhịp trống, nhịp chiêng, tay đan vào vòng đung đưa bước tiến, điệu xòe sáng tạo tình đoàn kết gắn bó keo sơn, cuộc sống dẫu muôn vàn khó khăn gian khổ, thậm chí anh em ly tán nhưng tình người không bao giờ thay đổi, lòng người luôn hướng về nguồn cội, dẫu hoàn cảnh và cuộc sống như thế nào vẫn còn mãi tình người cao đẹp.

Bà Lù Thị Đoàn, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin Thành phố, cho biết: Người thái có câu "Có gốc mới có ngọn, có cây mới có cành". Không thuộc các điệu xòe cổ thì không xoè đúng, xòe đẹp các điệu xòe khác được. “Không xoè không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xoè trai gái không thành đôi". Gìn giữ, phát huy văn hóa xòe, từ 6 điệu xòe Thái cổ, đến nay các nghệ nhân đã sáng tạo thêm nhiều điệu xòe Thái khác nhau.

Các chị, các mẹ dự thi xòe sáng tạo trong trang phục Thái cổ.

Chị Nguyễn Hồng Hà, du khách đến từ Hải Phòng đã có những chia sẻ đầy cảm xúc khi tham dự Lễ hội Hoa ban và đặc biệt là phần thi xòe sáng tạo. Chị Hải, nói: Tôi vô cùng ấn tượng, khi được trải nghiệm không gian văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc thành phố Sơn La tại cái Trại Văn hóa. Đặc biệt, được thưởng thức các phần thi xòe sáng tạo đặc sắc. Những cô gái, chàng trai dân tộc Thái thật đẹp, duyên dáng, điệu múa xòe như thúc dục, mời gọi và sau phần thi chúng tôi cũng đã có cơ hội trải nghiệm xòe cùng các đội thi, thực sự rất ấn tượng.

Điệu Xòe sáng tạo luôn gắn với nhịp trống chiêng.

Ngày nay, nghệ thuật xòe thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nghệ thuật xòe Thái đã chạm tới chân, thiện, mỹ, đó là sự kết hợp của đoàn kết, không phân biệt dân tộc, già, trẻ, gái trai. Đây là niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm của tất cả cộng đồng cần tiếp tục giữ gìn, phát huy nét văn hóa đặc sắc của xòe. Nghệ thuật xòe đã trở thành phương tiện giao tiếp, kết nối cộng đồng, trở thành biểu trưng cho sự đoàn kết, là cầu nối giúp mọi người hiểu hơn về cuộc sống của con người Tây Bắc.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.