Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc

Trong tiết trời xuân ấm áp những ngày đầu năm mới Quý Mão, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc. Chuỗi các hoạt động đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và hấp dẫn bởi những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, nổi bật là những nét văn hóa tốt đẹp trong ngày Tết cổ truyền của 54 dân tộc anh em.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu các dân tộc trong Làng văn hóa.

Ngày hội năm 2023 có sự tham gia của hơn 200 người đến từ 25 cộng đồng dân tộc ở 14 tỉnh, thành phố, đại diện cho các dân tộc, vùng miền, trong đó có 60 người dân tộc Thái, tỉnh Sơn La; 30 người dân tộc Chăm Bàlamôn, tỉnh Ninh Thuận; 30 người dân tộc Thổ, tỉnh Thanh Hóa; 20 người có uy tín trong cộng đồng (nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân...) của một số cộng đồng các dân tộc Mảng, Kháng, Si La, Hà Nhì (Lai Châu), Pà Thẻn, Pu Péo, La Chí, Bố Y (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An). Bên cạnh đó là sự tham gia của 100 đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Đội văn nghệ dân tộc Thổ, tỉnh Thanh Hóa tham gia ngày hội.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định: Ngày hội đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, hoạt động văn hóa sâu sắc, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hướng đến xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động, như: Chương trình “Bài ca Mừng Đảng quang vinh - Mừng xuân đất nước”; gặp mặt và chúc tết đồng bào; tái hiện các nghi lễ truyền thống của một số dân tộc. Trong đó, nổi bật là Lễ hội Katê của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội Kate của đồng bào Chăm theo tôn giáo đạo Bàlamôn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm (khoảng tháng 9 - 10 dương lịch), diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp, đến xóm làng, rồi gia đình; vì thế, Lễ hội Katê luôn gắn liền với hình ảnh những đền tháp cổ kính - nơi ngưng đọng nét đẹp một thời của nền văn minh Chămpa rực rỡ.

Ông Đàng Lanh, dân tộc Chăm, diễn viên đoàn nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Lễ hội Katê đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến với ngày hội, chúng tôi mong muốn quảng bá, giới thiệu lễ hội tới nhân dân trên mọi miền Tổ quốc, để ngày càng có nhiều người biết đến hơn nữa, qua đó, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần mà lễ hội mang lại.

Đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La tham dự Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc với màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cuối năm 2021. Nghệ thuật Xòe Thái thể hiện rõ nét đẹp văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái; sự tồn tại, phát triển của Xòe Thái góp phần làm giàu nghệ thuật múa dân gian Việt Nam. Từ lâu, Nghệ thuật Xòe Thái đã đi vào văn học, thơ ca để lưu giữ và mô tả về nét văn hóa giàu sắc Thái bản địa và vẻ đẹp độc đáo trong loại hình nghệ thuật này. Nghệ thuật Xòe đã trở thành phong tục, là biểu tượng của tình đoàn kết và sự kết tinh những kinh nghiệm sống, lối tư duy sáng tạo trong đời sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào Thái. Những vòng xòe còn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa, những đôi trai gái có thể tìm hiểu và là nơi gửi gắm tâm tình, trải lòng qua ánh mắt nụ cười, cùng nắm tay nhau để xòe. Nghệ thuật Xòe Thái mang đậm tính dân tộc sâu sắc bởi đã khẳng định được bản sắc riêng có không lẫn với dân tộc nào, đồng thời có tính lan tỏa rất lớn bởi đã trở thành sản phẩm nghệ thuật chung của toàn xã hội. Dưới nếp nhà sàn đặc trưng của dân tộc Thái, trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng, sự duyên dáng của các cô gái Thái Sơn La uyển chuyển trong từng điệu múa đã thu hút hàng trăm du khách cùng tham gia giao lưu trong các điệu múa xòe.

Tiết mục văn nghệ của đoàn diễn viên Sơn La.

Bà Quàng Thị Le, bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, cho biết: Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái: “Không xòe, hoa không nở. Không xòe, người không vui. Không xòe, trai gái không thành đôi. Không xòe, lúa, ngô không thành bắp”. Đến với ngày hội, chúng tôi đã giới thiệu tới đông đảo người dân và bạn bè quốc tế các điệu Xòe cổ như: Xòe nâng khăn, xòe bổ bốn, xòe tiến lùi, xòe vỗ tay múa vòng tròn… được đông đảo mọi người cổ vũ và tham gia cùng.

Cùng với đó, không gian văn hóa của đồng bào Thái được tái hiện đầy đủ khung cảnh một ngôi làng truyền thống của đồng bào Thái, với những đặc trưng văn hóa cây nêu, nhà sàn, khung dệt vải, ẩm thực truyền thống… Cùng với đó là những phong tục tập quán lâu đời được giới thiệu, du khách được trải nghiệm để hiểu sâu sắc hơn những nét độc đáo trong nền văn hóa dân tộc. Tất cả tạo lên không gian văn hóa sinh động giữa “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em, tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Vòng xòe đoàn kết của đoàn Sơn La tại ngày hội.

Du khách Lê Khánh Ngân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho hay: Làng dân tộc Thái và những điệu múa xòe của Đoàn Sơn La đã thu hút chúng tôi bởi sự cởi mở, chân thành của đồng bào Thái. Qua đây, chúng tôi có dịp hiểu hơn về văn hóa đa dạng giàu bản sắc qua các hoạt động do chính các chủ thể văn hóa giới thiệu, như: Lễ xên bản, xên mường, lễ hội xuống đồng, những bài then cổ, âm nhạc, dân ca, dân vũ truyền thống hay các hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc khác của dân tộc Thái. Tôi còn được giới thiệu và tham gia múa các điệu xòe cổ của người Thái vùng Tây Bắc, rất ấn tượng.

Trong thời gian diễn ra ngày hội,  Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam còn sôi động bởi tiếng khèn của dân tộc Mông, hay từ nhạc cụ tre nứa, cồng chiêng đến từ mảnh đất Tây Nguyên. Tiếng nói, cười vui vẻ của du khách và các diễn viên khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, các trò chơi dân gian như: Nhảy sạp, đi cà kheo, bắn cung, đi cầu kiều, đánh đu...

Tiết mục văn nghệ của đồng bào Ê Đê, Mơ Nông tỉnh Đắc Nông.

Ngày hội khép lại trong vòng xòe đoàn kết các dân tộc, mang lại không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; bảo tồn, phát huy các nghi lễ của 54 dân tộc anh em trên cả nước.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.