Đánh thức tình yêu di sản bằng nghệ thuật  

Bằng góc nhìn nghệ thuật, các thế hệ văn nghệ sĩ của Sơn La đã và đang sáng tạo nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, góp sức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của các dân tộc, nhất là di sản văn hóa đã được công nhận.

Giọng nữ
Biểu diễn nghệ thuật xòe Thái.

Từ thực hành di sản thành “biểu diễn” di sản

Sơn La hiện có 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Trong số đó có tới 14 di sản thuộc loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng. Đó là những lễ hội hội, nghi lễ truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc, nơi hội tụ về văn hóa truyền thống, quan niệm, tín ngưỡng, đặc biệt là thể hiện đầy đủ, trọn vẹn nét đẹp trong các loại hình nghệ thuật dân gian. Với mục đích bảo tồn di sản, các lễ hội, nghi lễ truyền thống này thường xuyên được phục dựng, xây dựng tư liệu về hình ảnh và trình diễn tại các sự kiện văn hóa – du lịch ở các địa phương.

Tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ lễ cấp sắc dân tộc Dao tiền - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, biểu diễn tại sự kiện du lịch Mộc Châu.

Bà Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mộc Châu, thông tin: Lễ hội truyền thống các dân tộc thường có trình tự nghi lễ phức tạp, mất nhiều thời gian và đòi hỏi đầu tư về quá trình chuẩn bị, nhân tố con người thực hành nghi lễ. Do vậy, để tạo hiệu quả cho công tác tuyên truyền, bảo tồn di sản, giới thiệu di sản đến với bạn bè, du khách tại các sự kiện, các lễ hội thường được chọn trích đoạn để biểu diễn trước công chúng. Đặc biệt là chú trọng đầu tư về kịch bản dàn dựng, trình diễn phần hội với các điệu múa, dân ca, dân vũ dân tộc, trò chơi dân gian để tạo không khí sôi động, thu hút người xem cùng tham gia.

Hầu hết các sự kiện văn hoá – du lịch tại mỗi địa phương trong tỉnh khi tổ chức đều không thể thiếu hoạt động trưng bày không gian văn hoá các dân tộc và trình diễn văn hoá cộng đồng. Nghệ thuật xòe Thái (di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại); hay điệu múa chuông trích đoạn từ nghi lễ cấp sắc của người Dao; nghệ thuật khèn, nhảy tha kềnh trong lễ cúng dòng họ dân tộc Mông; hát then, múa then trong lễ hội Kin Pang Then của người Thái trắng… đều là yếu tố làm nên sự độc đáo, đặc sắc của các loại hình di sản. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian ấy trong cộng đồng giúp đưa di sản đến gần hơn với công chúng, được nhiều người đón nhận hơn.

Biểu diễn nghệ thuật khèn dân tộc Mông - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2018.

Nghệ thuật dân gian với các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ dân tộc cũng luôn là nguồn tư liệu quý giá để các nhạc sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp khai thác, sáng tạo, làm mới và nâng cao chất lượng các tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp. Các thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh đã không ngừng dày công tìm hiểu, nghiên cứu, thực địa tại cơ sở, học hỏi từ đồng bào, nhất là các nghệ nhân, chắt lọc tinh hoa trong các loại hình biểu diễn để đưa vào các tác phẩm nghệ thuật đương đại mang âm hưởng dân tộc. Không ít các tác phẩm của đơn vị đã được công nhận, giới chuyên môn đánh giá cao và đoạt giải cao tại các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp khu vực và toàn quốc. Và khi biểu diễn trước công chúng, ai cũng thấy được giá trị nghệ thuật trong văn hoá truyền thống được tôn vinh, làm mới và sáng tạo.

Trình diễn trích đoạn lễ hội Kin Pang Then của dân tộc Thái trắng huyện Quỳnh Nhai. cúp căng ảnh

Ông Phạm Hồng Thu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Ngành đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2022-2030. Với đề án này, ngành đang thực hiện các nội dung lồng ghép với nhiệm vụ công tác hằng năm với các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động các loại hình trình diễn, biểu diễn mang bản sắc dân tộc theo định hướng xây dựng thành sản phẩm du lịch độc đáo, có ý nghĩa, xây dựng hình ảnh văn hóa Sơn La giàu sức hút đối với du khách.

Vẻ đẹp di sản qua hội họa và nhiếp ảnh

Khác với sự sôi động của nghệ thuật biểu diễn, hội họa và nhiếp ảnh lại có cách riêng để góp thêm tiếng nói bảo tồn di sản. Mỗi nghệ sĩ gắn bó với Sơn La đều có không ít tác phẩm sáng tác về lĩnh vực văn hóa dân tộc, nét đẹp của cuộc sống và con người vùng cao. Lễ hội truyền thống, nghi lễ tín ngưỡng hay những bộ trang phục Mông sặc sỡ như cánh bướm mùa xuân, màu áo chàm nền nã, chiếc khăn piêu duyên dáng, điệu xòe hoa, tiếng khèn gọi bạn… những hình ảnh ấy vừa lạ, vừa quen khi xuất hiện trên những tác phẩm hội họa hay bức ảnh đẹp giàu giá trị nghệ thuật.

Tác phẩm hội họa về văn hoá dân tộc tham dự Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ 29 tại Sơn La.

Đam mê với cây cọ vẽ, các thế hệ họa sỹ của Sơn La đã không ngừng sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm chứa đựng tâm huyết và làm sống động nét đẹp phong cảnh thiên nhiên, nhất là phong tục, tập quán, con người Sơn La. Có thể kể đến một số tác phẩm tiểu, như: “Trong rừng ban”, “Nắng chiều”, “Búi tóc” của họa sỹ Lò An Quang; tác phẩm “Chơi xuân”, “Bản Thái xưa”, “Bình yên” của họa sỹ Cà Kha Sam; tác phẩm “Se sợi lanh”, “Bình yên nơi biên giới” của họa sỹ Lê Chương…

Họa sỹ Lò Văn Luận, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: Đa phần các tác phẩm mỹ thuật của hội viên luôn chứa đựng “hồn cốt” của Sơn La trong đó. Mỗi năm, các hội viên đã sáng tác hàng trăm tác phẩm hội họa tham gia các cuộc thi nghệ thuật. Tác phẩm đa dạng ở nhiều thể loại tranh vẽ, chủ đề phong phú, phản ánh sâu sắc về những nét đẹp truyền thống, sự đổi mới và phát triển của Sơn La, góp phần làm nổi bật thêm cho văn hóa, con người và thành tựu của quê hương.

Di sản văn hóa cũng là đề tài mà nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh theo đuổi để được thỏa sức sáng tạo những tác phẩm ảnh đẹp. Không chỉ ghi lại hình ảnh chân thực về văn hoá, đời sống, con người mà thông qua góc nhìn nghệ thuật, các nhiếp ảnh gia còn mang đến cho người xem những tác phẩm ghi lại khoảnh khắc có chiều sâu, sức hút, tôn vinh nét đẹp văn hoá.

Các bạn trẻ thích thú với triển lãm ảnh nghệ thuật.

Chia sẻ về quan điểm sáng tác, anh Vũ Phi Long, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nói: Tôi dành nhiều thời gian cho những chuyến đi khám phá và sáng tác ở vùng cao, ghi lại khoảnh khắc đẹp về cuộc sống đời thường của đồng bào miền núi. Mong muốn, thông qua tác phẩm ảnh đẹp để giới thiệu về miền đất, văn hóa, con người, sự bình yên và phong cảnh tuyệt đẹp của quê hương Sơn La đến với bạn bè, du khách gần xa.

Có thể thấy, thông qua ngôn ngữ biểu diễn, góc nhìn nghệ thuật của các nghệ sĩ, di sản văn hoá được tôn vinh lên một tầm cao mới, đẹp và giàu sức hút, ấn tượng và đặc sắc nhưng vẫn đủ gần gũi với cuộc sống. Từ đó, giúp khơi dậy niềm tự hào dân tộc vô cùng sâu sắc, khích lệ đồng bào dân tộc – những người nắm giữ di sản nỗ lực gìn giữ văn hoá, vun đắp tình yêu và trách nhiệm bảo tồn di sản của cộng đồng. Đó chính là sự thành công của nghệ thuật thích nghi và chuyển mình trong dòng chảy đương đại để văn hoá cội nguồn được trường tồn với thời gian.   

 

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị Ban Chỉ đạo Thành phố học tập toàn cầu

    Hội nghị Ban Chỉ đạo Thành phố học tập toàn cầu

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 14/11, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố học tập toàn cầu; đồng chí Lò Thị Thủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo thành phố học tập toàn cầu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đến tháng 11/2024 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
  • 'Chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số

    Chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Thành lập năm 1964, tiền thân là Trường Thiếu nhi dân tộc tỉnh Sơn La. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ giáo viên, nhân viên của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã vượt qua khó khăn, thử thách, là nơi đào tạo nguồn nhân lực, chắp cánh ước mơ cho hàng nghìn học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh các dân tộc đã trưởng thành, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.
  • 'Mai Sơn xây dựng nông thôn mới

    Mai Sơn xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã của huyện Mai Sơn, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang,... Kết quả đó là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của người dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân

    Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân

    Thực hiện đồng bộ bảo đảm dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế, Cục Thuế tỉnh đã tuyên truyền để người nộp thuế cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân.
  • 'Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Xã hội -
    Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã làm tốt chức năng theo dõi, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố giải quyết theo thẩm quyền.
  • 'Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

    Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

    Xã hội -
    Triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người dân,  Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường La đã thực hiện tốt phương châm hoạt động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” để phát huy hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.