Bánh dày món quà vùng cao

Đến với mảnh đất vùng cao Bắc Yên, du khách không chỉ được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên nơi đây, mà còn được hoà mình với các lễ hội, phiên chợ vùng cao và thưởng thức món bánh dày, là ẩm thực mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Đối với đồng bào dân tộc Mông trong mâm cơm những ngày lễ, tết ngoài rượu, thịt, rau rừng đồ xôi, bánh dày là thứ không thể thiếu để dâng lên tổ tiên. Bánh dày không chỉ là món ăn truyền thống có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, còn là món ăn để đãi khách, làm quà biếu khi khách đến thăm nhà.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Bắc Yên giã bánh dày.

Chị Sồng Thị Mỷ, xã Tà Xùa, chia sẻ: Bánh dày của đồng bào dân tộc Mông làm rất công phu, để làm được những chiếc bánh dày thơm, dẻo cần chọn loại gạo nếp nương trắng, thơm, hạt to đều, khi đồ lên sẽ cho xôi dẻo. Gạo được vo, ngâm nước khoảng 6 - 8 tiếng, vớt ra để ráo, vào chõ để đồ. Sau khi đồ xôi từ 1 - 2 giờ, mang ra giã bánh ngay khi xôi còn nóng.

Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh được làm bằng các loại gỗ cứng và nặng. Giã bánh dày đòi hỏi nhiều sức lực, do đó, những người tham gia giã bánh dày thường là những người đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh. Khi giã bánh đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự phối hợp nhịp nhàng của đôi nam thanh niên khỏe mạnh, thông qua đó thấy được sự gắn bó, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của cộng đồng. 

Âm thanh rộn ràng của nhịp chày giã bánh càng làm cho không khí dịp lễ hội, chợ phiên hay ngày tết cổ truyền đồng bào dân tộc Mông như càng thêm vui và ấm cúng. Anh Mùa A Sênh, xã Tà Xùa, chia sẻ: Giã bánh dày phải nhanh, có kỹ thuật. Nếu giã không nhanh, không dứt khoát thì chày sẽ bị dính xôi, khó nhấc lên lại mất sức, xôi không mềm nhuyễn. Khi giã, lúc đầu giã nhẹ tay cho xôi quyện và dính; sau đó, phải dùng hết sức để giã liên tục đến khi xôi dẻo, mịn, có thể đem làm bánh được, giã càng kỹ, bánh càng dẻo, ngon và để được lâu.

Phụ nữ dân tộc Mông khéo léo nặn thành hình những chiếc bánh dày.

Khi bánh giã xong, những người phụ nữ Mông thường lấy trứng gà luộc lên, sau đó dùng lòng đỏ để xoa đều lên tay và lá gói để nặn và gói bánh không bị dính, cũng như tạo hương vị thơm của bánh. Điểm khác biệt của chiếc bánh dày người Mông so với các loại bánh khác, là bánh dày không hề có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị. Bánh dày có thể ăn ngay hoặc để nguội sau đó cắt thành miếng nhỏ rán lên hoặc nướng trên bếp than khoảng 5-10 phút, khi bánh phồng nhẹ, vỏ bánh vàng đều, bên trong mềm có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp nương là được.

Thưởng thức chiếc bánh dày nóng hổi nướng trên than hồng trong tiết trời se lạnh, anh Bùi Văn Tú, du khách từ Hải Dương, chia sẻ: Thưởng thức bánh dày thấy vị ngọt từ gạo nếp nương, vị thơm từ lá… và cả tình nồng ấm từ sự đoàn kết của bà con nơi đây khi làm ra chiếc bánh dày. Chắc chắn tôi sẽ mua bánh dày làm quà, món quà dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc vùng cao.

Du khách mua bánh dày về làm quà.

Bánh dày của người Mông, trước đây thường chỉ được giã trong các ngày lễ tết của dân tộc để mời khách quý, làm quà. Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn trải nghiệm giã bánh dày và thưởng thức bánh, các tour du lịch, homestay cũng tổ chức hoạt động trải nghiệm giã bánh dày.

Anh Phan Thanh Hùng, chủ Mây Homestay tại Tà Xùa, cho biết: Vào dịp cuối tuần hay các kỳ nghỉ lễ, chúng tôi có tổ chức các chương trình nghệ thuật và trình diễn làm bánh dày. Qua đó, giúp du khách có cơ hội trải nghiệm, tham gia các công đoạn để làm ra chiếc bánh dày từ ngâm gạo, vo gạo, đồ xôi, giã và nặn bánh và thưởng thức sản phẩm do chính tay mình làm ra chắc chắn sẽ để lại nhiều ấn tượng hơn.

Mỗi món ăn vùng cao chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc. Bánh dày góp phần làm phong phú văn hóa ẩm thực của huyện vùng cao Bắc Yên, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, tạo ấn tượng với du khách.

Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.