Triển vọng mới của mỹ thuật ứng dụng

Trong năm qua, mỹ thuật ứng dụng Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua cả số lượng và chất lượng của nhiều cuộc thi, triển lãm, tọa đàm chuyên môn được tổ chức. Nâng cao vai trò của thiết kế sáng tạo và nắm bắt xu hướng công nghệ mới là hướng đi không chỉ tạo hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.

Không gian Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022. (Ảnh: Kim Thoa)
Không gian Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022. (Ảnh: Kim Thoa)

Mỹ thuật ứng dụng bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí.

Hiện nay, mỹ thuật ứng dụng là một ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhân lực trẻ với ngày càng nhiều loại hình, vị trí việc làm.

Các sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng có mặt khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt, thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ra thị trường quốc tế. Đồ trang trí, gia dụng, quà lưu niệm làm từ các chất liệu sơn mài, gốm, sứ, mây tre, vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải... của Việt Nam từ lâu được đánh giá là đa dạng và tinh xảo.

Hiện nay, mỹ thuật ứng dụng là một ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhân lực trẻ với ngày càng nhiều loại hình, vị trí việc làm.

Nhiều cơ sở đào tạo mỹ thuật trên cả nước cũng vận động, chuyển mình để bắt kịp sự hội nhập, bằng cách mở rộng các chuyên ngành truyền thống đồng thời cho ra đời ngành mới, bộ môn mới như mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế đồ họa, thiết kế minh họa, thiết kế nhận diện thương hiệu…

Sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các triển lãm, lễ hội, nhiều không gian trưng bày sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đã được tổ chức trở lại sôi nổi trong năm 2022. Trong đó, Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5-năm 2022 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã mang lại bức tranh toàn cảnh khá đầy đủ. Ban tổ chức cho biết có tổng cộng 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh, thành phố gửi dự thi. Từ đó, hơn 200 tác phẩm được chọn trao giải và trưng bày.

Sự kết hợp chất liệu truyền thống với công nghệ hiện đại đã manh nha từ các mùa trước, song đến lần này trở nên rõ rệt, nhuần nhuyễn hơn.

Công chúng đến xem triển lãm có dịp ngắm nhìn các sản phẩm đẹp mắt với nhiều tìm tòi, thể nghiệm mới, chẳng hạn như bộ nồi, chảo kim loại có tính năng hỗ trợ người khiếm thị của tác giả Lưu Như Ngọc (Thành phố Hồ Chí Minh); hộp chạm khắc vàng, bạc tỉ mỉ của Quách Phan Tuấn Anh (Hà Nội); các bộ sưu tập thời trang của Hoàng Thị Thu Trang (Hà Nội) dựa trên hình ảnh linh vật lân trong truyền thuyết dân gian, hay của Huỳnh Minh Thanh (Huế) lấy cảm hứng từ cổ phục cung đình xưa...

Hai tác phẩm đoạt giải cao của hạng mục Sản phẩm ứng dụng là “Cổ tự môn” (tạo dáng cây cảnh từ dây đồng) của tác giả Lê Duy Đức (Sơn La) và “Bình hoa đan tre” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội) thuyết phục được Ban giám khảo và người xem nhờ ý tưởng mới mẻ, kỹ thuật tạo hình đặc sắc trên những vật liệu quen thuộc.

Theo ông Nguyễn Văn Tĩnh, nghệ nhân Ưu tú của làng nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), kinh nghiệm lâu năm cho thấy những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ được khách hàng thế giới đánh giá cao phần lớn không phải mẫu mã truyền thống mà là những sản phẩm có sự sáng tạo, chế tác, ứng dụng mỹ thuật, kỹ thuật mới. Thí dụ với sản phẩm mây tre đan, các loại chụp đèn, nhạc cụ, tranh tường... được đan bằng kỹ thuật truyền thống, có họa tiết, hình ảnh, hoa văn đặc trưng của Việt Nam rất được ưa chuộng.

Tiếp đó, nhiều sự kiện triển lãm khác cũng tạo dấu ấn tốt với các sản phẩm từ nhiều làng nghề, phố nghề truyền thống trên cả nước, như Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022, Festival Làng nghề Việt Nam 2022... Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2022, hàng loạt không gian trưng bày, hoạt động tôn vinh thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại không gian phố đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tại đây, sơn mài truyền thống không chỉ xuất hiện trong tranh, tượng, mà còn trở thành những sản phẩm thời thượng, giàu công năng như ốp điện thoại, đồ dùng nội thất; hay những đôi dép cao-su (còn gọi là dép lốp) được chế tác thủ công vốn là một sản phẩm của thời chiến tranh và thời bao cấp thiếu thốn, nay được cải tiến một cách sáng tạo và trở thành món đồ thời trang, lại thêm ý nghĩa thân thiện với môi trường...

Có thể nói, mỹ thuật ứng dụng là lĩnh vực thể hiện rất rõ tính kinh tế của văn hóa, một mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Theo PGS, TS Quách Thị Ngọc An (Khoa Thiết kế đồ họa, Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương), sức phát triển của mỹ thuật ứng dụng sẽ còn lớn hơn nếu có sự chú trọng vào công tác đào tạo, tăng cường mối liên kết giữa mỹ thuật ứng dụng và các lĩnh vực liên quan.

Số liệu của Bộ Công thương cho thấy: Chỉ riêng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhiều năm qua luôn có mặt trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, được dự báo kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Chưa kể việc hầu hết sản phẩm tiêu dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế cho đến văn hóa, thể thao, du lịch... đều có yếu tố thiết kế mỹ thuật. Tiếp tục phát huy tính dân tộc, đề cao giá trị thẩm mỹ đồng thời với tính ứng dụng, tăng cường mối liên kết giữa nhà thiết kế - thợ thủ công, chú trọng đào tạo thế hệ kế cận... là những giải pháp được nhiều chuyên gia, nghệ nhân đề xuất thực hiện trong thời gian tới.

Mỹ thuật ứng dụng giờ đây không phải chỉ là các sản phẩm vật lý mà còn cả những tác phẩm trên môi trường số.

Tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5, nhóm tác giả trẻ đến từ Đại học FPT đã giành giải nhất với bộ chương trình giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ vị thành niên được thiết kế để tích hợp trên các thiết bị thông minh.

Lần đầu được tổ chức, triển lãm “Mỹ thuật ứng dụng 2022” của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cũng mang đến không ít sản phẩm số, như đồ họa báo điện tử, thiết kế trò chơi trực tuyến, đoạn phim quảng cáo.

Việc tiếp cận công nghệ tạo nên diện mạo mới mẻ, chuyên nghiệp cho mỹ thuật ứng dụng đương đại, hòa chung xu thế toàn cầu. Song điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có, chẳng hạn như khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoặc bảo vệ bản quyền...

Hay trong cuộc thi thiết kế “Designed by Vietnam 2022”, nhiều sản phẩm thiết kế đồ họa, thiết kế truyền thông gây ấn tượng mạnh mẽ, mang đậm hơi thở thời đại 4.0.

Việc tiếp cận công nghệ tạo nên diện mạo mới mẻ, chuyên nghiệp cho mỹ thuật ứng dụng đương đại, hòa chung xu thế toàn cầu. Song điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức chưa từng có, chẳng hạn như khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoặc bảo vệ bản quyền...

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Nậm Lạnh là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Sốp Cộp. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém; trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều người chưa biết đọc, biết viết; nhiều bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Một số bản có chi bộ, nhưng lại thiếu đảng viên trẻ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng cao, như Bánh Han, Kéo Vai, Hua Lạnh...
  • 'Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên đã tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, giúp người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng, trình độ của bản thân.
  • 'Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Quốc phòng -
    Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Bước vào đợt tuyển quân năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được cấp trên giao.
  • 'Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên Công an huyện Vân Hồ luôn phát huy vai trò xung kích vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ.
  • 'Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Kinh tế -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, thành phố Sơn La đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 'Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Xã hội -
    Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.