Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học dân gian dân tộc

Kho tàng văn học dân gian các dân tộc ở Tây Bắc vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại, nội dung và hình thức biểu đạt. Những tác phẩm văn học truyền miệng được lưu truyền trong cộng đồng trở thành tài sản vô giá chứa đựng những giá trị lớn lao về tinh thần nhân văn, khắc họa đậm nét về văn hóa của mỗi dân tộc. Đó chính là tiếng nói tâm tình, là những khát vọng về chinh phục thiên nhiên, về tình yêu, công lý và sự tự do của con người.

 

Hát giao duyên của đồng bào dân tộc Dao.

Tinh thần nhân văn là thước đo giá trị của văn học mọi thời đại, tác phẩm văn học có giá trị nhân văn là thể hiện được giá trị đẹp đẽ của con người, lấy con người làm trung tâm để phản ánh và xây dựng hình tượng, nội dung, mục đích hướng đến. Văn học dân gian các dân tộc Tây Bắc cũng không nằm ngoài thước đo giá trị ấy, mỗi dân tộc có cách thể hiện khác nhau về quan niệm, ý nghĩa biểu đạt trong những tác phẩm văn học, nhưng tựu chung lại đều mang nội dung phản ánh đậm nét về vẻ đẹp con người, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, lôi cuốn người đọc bởi cách xây dựng hình tượng sống động và giàu cảm xúc.

Trong các câu chuyện dân gian nổi tiếng, có những tác phẩm mang yếu tố thần thoại với nội dung xuyên suốt là các hình tượng nhân vật được xây dựng lên bởi trí tưởng tượng phong phú của cha ông thời xa xưa. Những câu chuyện mang yếu tố kỳ bí, hoang tưởng nhưng lại gắn liền với đời sống hiện thực để giải thích cho vạn vật, hiện tượng tự nhiên, thể hiện cho khát vọng chế ngự và chinh phục tự nhiên của con người. Tiêu biểu như tác phẩm mo sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường giải thích cho sự ra đời của đất, nước, cỏ cây và muôn loài, về sự hình thành của loài người từ thời sống trong hang đá đến khi phân tầng xã hội, lý giải cho những quan niệm về tín ngưỡng của dân tộc Mường còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Hay đồng bào Thái vẫn truyền khẩu câu chuyện “Ải Lậc Cậc”, kể về người khổng lồ có công khai sơn phá thạch tạo nên 3 cánh đồng lớn của Tây Bắc là Mường Thanh của Điện Biên, Mường Lò của Yên Bái và Mường Tấc của Phù Yên, Sơn La. Mỗi chi tiết trong câu chuyện đều lý giải cho sự xuất hiện những hiện tượng tự nhiên mang màu sắc thần thoại rằng: Sông Đà, sông Hồng là lòng luống cày, các dãy núi trùng điệp là mô luống cày chưa kịp bừa của “Ải Lậc Cậc”, quả đồi “Pom khẩu chí” giữa cánh đồng Mường Thanh là nắm xôi mà ông dùng để ném đuổi trâu ăn mạ khi đang nghỉ trưa.

Còn dân tộc Dao lại có truyện kể “Bàn Vương” vẫn được lưu truyền trong sách cổ, được nhắc đến trong các bài hát cúng và hiện diện rõ nét trong tín ngưỡng thờ họ của đồng bào Dao. Câu chuyện mang đậm yếu tố huyền bí giải thích về nguồn gốc của đồng bào Dao. Bàn Vương vốn là một long khuyển có công trừ yêu, dẹp giặc đem lại bình yên cho dân chúng, sau này 12 người con của Bàn Vương trở thành thủy tổ của 12 dòng họ dân tộc Dao.

Mỗi tác phẩm trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc đều chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc theo những chiều hướng khác nhau. Điển hình là những tác phẩm nói về tình yêu, hôn nhân, về đời sống, xã hội, quan niệm và ràng buộc thời xưa, là những câu chuyện ngợi ca vẻ đẹp của tình cảm lứa đôi, những phẩm chất cao đẹp của con người. Trong đó, phải kể đến tác phẩm truyện thơ, thiên trường ca trữ tình “Sống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu), truyện thơ “Khun Lú - Nàng Ủa” của đồng bào Thái, đều là những câu chuyện giàu tính nhân sinh được coi là di sản nghệ thuật quý giá của dân tộc.

Còn nói về các tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội và khát vọng tự do phải nhắc tới “Tiếng hát làm dâu” (Gầu úa nhéng) cùa đồng bào Mông, một bản trường ca về cuộc đời làm dâu của những người phụ nữ dân tộc Mông trong xã hội cũ với từng câu, từng chữ thấm đẫm cảm xúc của nhân vật, những lời thơ cất lên thay cho tiếng lòng của người phụ nữ bị chà đạp nuôi khát vọng được giải phóng khỏi mọi khổ đau để có quyền được sống và hạnh phúc.

Mỗi dân tộc đều có những câu chuyện cổ với nội dung phản ánh vô cùng phong phú. Vì thế, các thể loại tác phẩm trong văn học dân gian dân tộc cũng rất đa dạng. Ngoài những câu truyện mang yếu tố thần thoại, hay truyện thơ, trường ca còn có sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, hay ca dao, tục ngữ, phương ngữ,... Xuyên suốt nội dung những thể loại tác phẩm ấy vẫn luôn lấy vẻ đẹp con người làm trung tâm, phản ánh những giá trị cao đẹp của con người, phê phán thói hư tật xấu, là tiếng nói cho những người yếu thế trong xã hội, đấu tranh với cái ác, cái xấu, đòi lại công lý và ngợi ca về đạo lý làm người, tình yêu, hôn nhân gia đình, thể hiện ước mơ và khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với những cách thức thể hiện khác nhau, mỗi tác phẩm văn học dân gian các dân tộc Tây Bắc không chỉ ẩn chứa tinh thần nhân văn sâu sắc mà còn mang giá trị về nghệ thuật ngôn từ, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tri thức dân gian truyền đời của đồng bào.

Thảo Nguyên

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 'Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Xây dựng Đảng -
    Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, đội ngũ bí thư chi bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; đoàn kết, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.