Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cây lanh trong đời sống đồng bào dân tộc Mông

Trồng lanh, dệt vải là nghề truyền thống mà bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng đều biết để phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình. Đây còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm chất của người phụ nữ dân tộc Mông.

 

Phụ nữ xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên nhuộm chàm vải lanh để may trang phục truyền thống.

Để trồng lanh, bà con chọn những nơi đất tơi xốp, bằng phẳng, ít đá, sau khi làm đất, bón phân chuồng, rắc cỏ lên trên chờ khô rồi đốt lấy tro để đất thêm màu mỡ; chọn hạt giống chắc, mẩy để gieo, tiếp tục bón phân, chăm sóc 4-5 tháng thì được thu hoạch. Sau khi thu hoạch. cây lanh phơi nắng từ 7-10 ngày rồi đem tước sợi. Sợi lanh đưa vào cối giã mềm và nối lại với nhau. Mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn tròn và mang đi giặt. Sau đó, cho lanh vào luộc bằng nước tro, bỏ thêm sáp nến đun trong 1 ngày, đến khi lanh mềm, trắng thì mang ra phơi, rồi guồng chia sợi. Lúc này, những sợi lanh đã xoắn kết lại thành một sợi dài và dai. Lanh được mắc vào khung cửi để dệt vải.

Sau khi dệt thành vải, bà con phơi trên phiến đá, dùng đá cuội đập cho vải mềm, bóng, mịn. Sau đó, đem nhuộm chàm dùng để may váy cho phụ nữ và quần áo cho nam giới. Đối với đồng bào Mông ngành mông đen, họ vẽ sáp ong trên vải trắng, với những đường hoa văn theo ý muốn, sau đó đem nhuộm chàm rồi mới thêu hoa văn, ghép vải màu trang trí. Mô tuýp hoa văn chủ yếu là những hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy, gam màu chủ đạo xanh, đỏ, tím, vàng trên nền vải lanh đen. Phụ nữ dân tộc Mông dùng vải lanh để may váy, áo, tạp dề, xà cạp quấn chân và các đồ dùng sinh hoạt như chăn, địu, gối, túi...

Chị Vàng Thị Cha, Chủ tịch Hội LHPN xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên cho biết: Từ năm 2019 đến nay, chúng tôi tuyên truyền hội viên trồng lanh, truyền dạy kỹ thuật se lanh, dệt vải cho các thế hệ. Đồng thời, thành lập 2 tổ liên kết thêu, may trang phục truyền thống của phụ nữ tại bản Hua Noong và bản Hồ Sen. Các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình, mà còn có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài mục đích chính lấy sợi dệt vải, người Mông sử dụng cây lanh cho nhiều mục đích trong đời sống hàng ngày, lá cây lanh có thể làm thuốc, thức ăn cho gia súc và làm phân bón; sợi lanh là một trong những vật linh thiêng được sử dụng trong cưới xin, đám tang, cúng, giỗ... Trong đó, trang phục của cô dâu, chú rể hoặc quần áo, giày, dép của người quá cố đều phải làm từ vải lanh.

Ông Mùa Páo Tủa, Bí thư Đảng ủy xã Hang Chú, thông tin: Trước đây, nhân dân se lanh, dệt vải để may trang phục. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vải chất liệu tốt, giá thành rẻ, nên bà con mua vải sẵn về may trang phục truyền thống sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Việc se lanh, dệt vải được phụ nữ Mông ở các bản trên địa bàn xã duy trì để may các bộ trang phục dùng trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dân tộc.

Chàng trai Mông khi đi hỏi vợ họ rất để ý xem gia đình người con gái có se lanh, dệt vải không. Bởi theo họ, những người con gái biết se lanh, dệt vải là người khéo tay, chăm chỉ, chịu khó. Đồng bào dân tộc Mông có câu hát “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Trai khỏe không giỏi làm nương cũng hèn”, “Cuối nhà là nơi em dệt lanh, thêu váy/Đầu nhà là nơi anh thổi sáo, nhảy khèn”.

Những vuông vải chàm thổ cẩm rực rỡ sắc màu làm ngẩn ngơ, say đắm bước chân du khách trong mỗi dịp ghé thăm bản, tham gia phiên chợ vùng cao. Những công đoạn làm nên loại vải thổ cẩm từ cây lanh của đồng bào Mông ở vùng cao đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, rất cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 'Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Xây dựng Đảng -
    Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, đội ngũ bí thư chi bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; đoàn kết, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

    Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

    Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá, xuyên tạc về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Trong đó, chúng hướng mũi nhọn tấn công vào vấn đề các thành phần kinh tế. Vì vậy, cán bộ, đảng viên cần phải nhận diện đúng và xác định được nội dung biện pháp đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nói trên.