Xây dựng đời sống văn hóa vùng đất bên sông Đà

Quỳnh Nhai vùng đất có người Thái trắng sinh sống dọc đôi bờ sông Đà. Nay trên vùng đất đó, những giá trị văn hóa, cũng như truyền thống đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội càng được nhân lên, thông qua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ...

Lễ hội gội đầu truyền thống của người Thái trắng Quỳnh Nhai.

Đến xã Chiềng Bằng, cảm nhận rõ sự đổi thay của mảnh đất này, không chỉ ở cảnh vật mà cả trong nếp nghĩ, cách làm của người dân nơi đây. Đồng chí Lò Thanh Thủy, Bí thư đảng ủy xã, thông tin: Có được sự đổi thay này là nhờ kết quả quan trọng của nhiều năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH. Thực hiện phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các bản; giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đẩy lùi các hủ tục. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 22 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 10,9 %; xã đã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2016.

Sau cuộc di dân TĐC thủy điện Sơn La, để động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất ổn định đời sống, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH huyện đã phân công nhiệm vụ cho các thanh viên, vận động nhân dân tăng cường khối đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và được cụ thể hóa bằng các phong trào: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”; “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; “Đoàn viên thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói nghèo”... Qua thực tế triển khai, phong trào đã khẳng định rõ vai trò và trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, giảm nghèo ở các cơ sở. Toàn huyện hiện có 1.658 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp... Trong đó, cấp Trung ương là 5 hộ; cấp tỉnh 91 hộ; cấp huyện 347 hộ và cấp xã là 1.215 hộ. Qua đó, kịp thời phát hiện nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả.

Để duy trì, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của các dân tộc theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI), Quỳnh Nhai chủ động, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái trắng tại bản Nghe Toỏng, Chẩu Quân (xã Mường Giàng); dân tộc Dao, bản Phiêng Bay (xã Chiềng Khay); dân tộc Kháng tại bản Hát Lếch (xã Chiềng Ơn)... Tổ chức bảo tồn, phục dựng các di tích, lễ hội dân gian như: Phục dựng di tích đền thờ Nàng Han, lễ hội “Gội đầu”... Đặc biệt, Lễ hội đua thuyền truyền thống tổ chức dịp tết hằng năm thu hút hàng vạn khách thập phương. Hiện nay, Quỳnh Nhai đang khảo sát, xây dựng tuyến, điểm du lịch cộng đồng và du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La và di tích cây đa Pắc Ma; khảo sát hang động tại động Hiếm, bản Có Nọi (xã Chiềng Khay); thông qua Đề án quy hoạch mở rộng khu Linh Sơn thủy từ và đầu tư phát triển khu du lịch cộng đồng bản Bon (Mường Chiên). Hiện nay, Công ty cổ phần Cơ khí Sơn La đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch lòng hồ sông Đà tại địa phận xã Chiềng Ơn...

Vận dụng tốt phương châm xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, Quỳnh Nhai tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nhiều công trình hoàn thành, như: Trung tâm Văn hoá huyện là công trình văn hóa, thể hiện được bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Quỳnh Nhai, phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa của huyện; bến đò Pom Sinh (Chiềng Bằng) gắn với Lễ gội đầu, bến thuyền Phiêng Lanh 2 (Chiềng Ơn) gắn với Lễ hội đua thuyền... Hiện nay, 11/11 xã, 120/195 bản, xóm được đầu tư xây dựng nhà văn hóa;  toàn huyện có 247 đội văn nghệ, 23 câu lạc bộ thể dục thể thao, tỷ lệ người tham gia hoạt động TDTT thường xuyên 20%, tỷ lệ gia đình thể thao 17%;  63,2% hộ gia đình, 56,4% bản, xóm và 93,8% cơ quan, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa.

Có thể khẳng định, phong trào TDĐKXDĐSVH tại Quỳnh Nhai đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai xây dựng vùng đất bên sông Đà ngày càng phát triển.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.