TP Hồ Chí Minh: Khai mạc Tuần lễ văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản

Tuần lễ Văn hóa Phật giáo với chủ đề "Văn hóa Phật giáo và Dân tộc" với nhiều chương trình phong phú là cơ hội giới thiệu tới phật tử và mọi người dân những trải nghiệm văn hóa vật thể và phi vật thể Phật giáo có nội dung đề cao lối sống xanh, sạch, gắn bó với môi trường hướng tới nâng cao chất lượng sống tốt...

Khai mạc Tuần lễ văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2561 – Dương lịch 2017.

Tối 2/5 (ngày 7/4 âm lịch), tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản (Phật Lịch 2561- Dương lịch 2017), với chương trình khai mạc Triển lãm các tác phẩm văn hóa nghệ thuật Phật giáo và Hội chợ văn hóa Phật giáo, Hội chợ ẩm thực chay. 

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tuần lễ văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản không chỉ nhằm vinh danh công đức Đức Phật mà còn nhằm tôn vinh, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo trong xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Tuần lễ Văn hóa Phật giáo với chủ đề "Văn hóa Phật giáo và Dân tộc" với nhiều chương trình phong phú là cơ hội giới thiệu tới phật tử và mọi người dân những trải nghiệm văn hóa vật thể và phi vật thể Phật giáo có nội dung đề cao lối sống xanh, sạch, gắn bó với môi trường hướng tới nâng cao chất lượng sống tốt, góp phần xây dựng cuộc sống người dân Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước ngày càng phong phú, phát triển bền vững. 

Triển lãm các tác phẩm văn hóa nghệ thuật Phật giáo mang tên “Mùa hoa sen nở” trưng bày gần 500 tác phẩm tranh ảnh, tác phẩm thư pháp, tác phẩm điêu khắc của 29 nghệ sỹ, họa sỹ, điêu khắc gia với nội dung liên quan đến thiết chí không gian trà đạo, thiết trí bàn thờ Tam bảo, góc ông đồ và các loại hình văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, kêu gọi ý thức cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. 

Hội chợ Văn hóa Phật giáo với 29 gian hàng giới thiệu các ấn phẩm văn hóa Phật giáo như kinh, sách, báo, băng đĩa, tranh ảnh tượng Phật, Bồ tát; các vật phẩm được sử dụng trong đời sống Phật giáo (như: chuỗi hạt, nhang, đèn...). Hội chợ ẩm thực chay với 18 gian hàng, giới thiệu các loại ẩm thực chay đa dạng từ nhiều miền của đất nước. 

Cũng nằm trong Tuần Văn hóa Phật giáo chào mừng Phật đản Phật Lịch 2561 còn có các chương trình văn nghệ Phật giáo và chiếu phim về Phật giáo sẽ diễn ra tại Chùa Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2 Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 9/5 và 10/5. 

Triển lãm và Hội chợ được tổ chức từ ngày 2-10/5./. 

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.