Những việc làm thiết thực, hiệu quả của đoàn viên thanh niên Chiềng Pấc

Những năm qua, Đoàn xã Chiềng Pấc (Thuận Châu) luôn phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của ĐVTN trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng và có nhiều đóng góp trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Lực lượng ĐVTN xã Chiềng Pấc (Thuận Châu) tham gia làm đường tại bản Mảy.

Hiện, Đoàn xã Chiềng Pấc có trên 200 đoàn viên sinh hoạt tại 17 chi đoàn bản. Phát huy vai trò xung kích “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cơ sở đoàn trong xã đã bám sát nhu cầu thực tế địa phương, thực hiện hiệu quả các phong trào: Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; tình nguyện phát triển kinh tế, xã hội; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm... Nói về phong trào ĐVTN tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng chí Cà Thị Phương, Bí thư Đoàn xã Chiềng Pấc cho biết: Với phương châm “Mỗi ĐVTN một việc làm tình nguyện; mỗi cơ sở đoàn một công trình, phần việc thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, hằng năm, Ban Chấp hành Đoàn xã đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các chi đoàn bản đăng ký, với các nội dung phần việc cụ thể; tuyên truyền cho ĐVTN về nhiệm vụ của tuổi trẻ trong xây dựng nông thôn mới; tích cực vận động nhân dân tình nguyện hiến đất và góp ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đồng thời, xung kích đảm nhiệm những công trình, phần việc của thanh niên, như: nâng cấp, xây dựng đường giao thông nông thôn; sửa chữa hệ thống thủy lợi; xây dựng các công trình công cộng; trồng cây xanh...

Từ năm 2012 đến nay, đã huy động ĐVTN các bản: Xi Măng I, Xi Măng II, Máy Đường, Co Ké, Co Cại, bản Mảy, bản Đon, bản Ten xây dựng mới hơn 11 km đường giao thông nông thôn; huy động trên 1.000 lượt ĐVTN tham gia thu gom 30 m3 rác thải; dọn dẹp vệ sinh, tu sửa 5 km đường liên bản; nạo vét 15 km kênh mương; tham gia 400 ngày công lao động dọn vệ sinh nhà văn hóa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, người cao tuổi, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong lĩnh vực kinh tế, Đoàn xã thường xuyên phát động phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội”, “Đồng hành với thanh niên lập thân và lập nghiệp”... Đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong huyện tổ chức cho ĐVTN tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Vận động ĐVTN giúp nhau về vốn, con giống, kỹ thuật sản xuất; nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 187 lượt ĐVTN vay hơn 4 tỷ đồng phát triển kinh tế; khuyến khích đoàn viên đầu tư kinh doanh, xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Nhờ đó, toàn xã có 17 ĐVTN thoát nghèo. Nhiều ĐVTN làm chủ các trang trại sản xuất hiệu quả, như: mô hình nuôi bò nhốt chuồng của đoàn viên Cà Văn Ly, bản Noong Sa, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm; mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp trồng cà phê, thu nhập 80 triệu đồng/năm của đoàn viên Cà Văn Ương, bản Mảy; mô hình trang trại nuôi bò kết hợp với trồng cỏ của đoàn viên Lò Văn Yến, bản Lọng Mén, thu nhập 120 triệu đồng/năm...

Bên cạnh đó, đã thành lập và duy trì 5 đội thanh niên xung kích, đội thanh niên tự quản, tổ tuần tra thanh niên... giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cũng được ĐVTN hưởng ứng tích cực, luôn tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; thực hiện nếp sống văn hóa trong cưới hỏi, việc tang và lễ hội, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, gia đình văn hóa, đẩy lùi các tai tệ nạn xã hội.

Những việc làm thiết thực, hiệu quả của Đoàn xã Chiềng Pấc đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.