Ghi trước ngày Hội trà cao nguyên Mộc Châu

Về Mộc Châu những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ không khí tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị cho Ngày Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ 2 năm 2017. Trên các tuyến phố, căng treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cho Ngày Hội trà.

Pa nô quảng bá Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ 2 năm 2017.

Nằm ở độ cao trên 1.050 m so với mực nước biển, cao nguyên Mộc Châu được biết đến không chỉ là nơi có khí hậu ôn hòa quanh năm, mà còn có những đồi chè xanh mướt trải dài bát ngát. Toàn huyện có 1.850 ha chè và có 14 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè. Minh chứng rõ nhất cho điều này, đó là mới qua dốc Chiềng Đi của huyện Vân Hồ khoảng vài cây số, đã có thể thấy những đồi chè bát úp xanh ngát. Dọc quốc lộ 43, hai bên đường là những đồi chè bát úp và những luống chè chạy từ chân đồi lên đến đỉnh đồi tạo thành bậc thang xanh. Cùng với đó là những phiêng bãi chè, những đồi chè mênh mông đang là cây trồng chủ lực của người dân nơi đây.

Hội trà cao nguyên Mộc Châu bắt nguồn từ các chương trình xúc tiến kêu gọi đầu tư và từ nguyện vọng của những người trồng chè trong xu thế hội nhập và phát triển, nhằm tổ chức quảng bá các sản phẩm chè không chỉ của riêng cao nguyên Mộc Châu mà còn là dịp để các sản phẩm chè của tỉnh Sơn La và các tỉnh bạn đến với khách hàng. Mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư, cũng như cơ hội tốt để hợp tác tiêu thụ các sản phẩm chè, góp phần giúp người trồng chè có thu nhập ổn định. Ngoài ra, Ngày hội còn giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch của cao nguyên Mộc Châu đến với du khách.

Đây là lần thứ 2, huyện Mộc Châu tổ chức Hội trà dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày (từ ngày 7 đến ngày 9/4/2017). Tham dự Hội trà có sự tham gia của các tỉnh có vùng chè truyền thống, như: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ... Các hoạt động của Hội trà được tổ chức đa dạng, phong phú, như: trưng bày các sản phẩm trà, trình diễn nghệ thuật pha trà; tổ chức thi hái chè và cuộc thi “Tài năng người làm chè”; trưng bày các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông nghiệp; triển lãm ảnh sắc màu cao nguyên...

Những ngày này trên vùng đất cao nguyên Mộc Châu không khí chuẩn bị cho hội trà đang diễn ra khẩn trương, đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ 2 cho biết: Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Ngày hội cơ bản hoàn tất. Ban tổ chức đã thống nhất nội dung thể lệ các nội dung thi, kịch bản chương trình khai mạc, thiết kế, lắp đặt các cụm pano tuyên truyền, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các khu vực tổ chức các hoạt động trong Ngày hội... đảm bảo tốt các điều kiện để tổ chức Hội trà. Đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, huyện đã chỉ đạo Công an huyện huy động các lực lượng: Cảnh sát giao thông, công an viên, đoàn viên thanh niên... đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông; bố trí, sắp xếp và phân luồng giao thông, chống ùn tắc giao thông trước, trong và sau Lễ Hội trà. UBND thị trấn Nông trường Mộc Châu vận động nhân dân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại khu dân cư và cánh đồng chè... Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; thu gom, xử lý rác thải tại các cơ sở, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ...

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, Ngày Hội trà năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn năm trước. Tại Công ty cổ phần Vinatea Mộc Châu, Ban Tổ chức đã chuẩn bị 32 gian hàng trưng bày sản phẩm cho các đơn vị tham gia. Trong đó, 18 gian hàng với trên 30 sản phẩm trà các loại của 6 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn Mộc Châu; 6 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp của Mộc Châu như sữa, mận... Cùng với đó là 4 gian hàng của các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu. Những sản phẩm trà được trưng bày tại Ngày hội năm nay gồm: Chè Ô Long, Pouchung... Các loại chè thành phẩm đóng gói, hộp từ 2gr/túi nhúng đến 150 gr/hộp với các nhãn mác: Shan Tuyết, Vân Sơn, Thanh Long, Tùng Hạc...

Công ty cổ phần Vinatea Mộc Châu tại Tiểu khu Chè Đen 2, thị trấn Nông trường Mộc Châu - nơi tổ chức thi hái chè. Ban Tổ chức đã bố trí 30 luống chè, mỗi luống có độ dài trên 50 m, với những búp chè tươi đang vươn mình đón ánh nắng và sẵn sàng cho cuộc thi.  Rời những cánh đồng chè, chúng tôi đến nơi tổ chức Triển lãm sắc màu cao nguyên. Nơi đây đã chuẩn bị 70 bức ảnh đẹp với kích cỡ 50x75, có chủ đề về phong cảnh, cuộc sống, con người của cao nguyên Mộc Châu. Trong đó, có nhiều tác phẩm đạt giải quốc gia của các thành viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mộc Châu.

Theo Ban Tổ chức, một trong những hoạt động của Hội trà năm nay được quan tâm nhất đó là phần trình diễn nghệ thuật pha trà. Ngoài giới thiệu các sản phẩm trà, các đơn vị tham gia trình diễn còn hướng dẫn cho du khách cách pha; dụng cụ sử dụng để pha, loại nước và nhiệt độ khi pha; các thao tác thực hiện cùng với cách thưởng thức trà. Điểm nhấn của Hội trà năm nay là chương trình nghệ thuật “Hương sắc Thảo nguyên”, với mục đích giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ cây chè Mộc Châu, các sản phẩm chè Mộc Châu; tôn vinh những người làm chè và quảng bá sản phẩm du lịch “Cánh đồng chè Mộc Châu”. Ban tổ chức đã trưng tập hơn 170 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên, các đội văn nghệ xung kích và học sinh các trường trên địa bàn huyện tham gia biểu diễn.

Hội trà cao nguyên Mộc Châu năm nay có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu, cùng với đó Ban tổ chức Hội trà còn đặt biệt quan tâm việc quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương để Hội trà đến với mọi miền, mọi người thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, du khách và khách hàng tiêu dùng đến với cao nguyên Mộc Châu.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.