Du lịch cộng đồng ở Vân Hồ

Vân Hồ là huyện “cửa ngõ” của tỉnh, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử với nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, lưu giữ. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, Vân Hồ đã và đang tích cực đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, du lịch cộng đồng được quan tâm.

Suối nước nóng xã Chiềng Yên - Điểm thu hút du khách những dịp cuối tuần.

 

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu gồm có 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Cả hai huyện đều hội tụ nhiều yếu tố: khí hậu, địa hình, địa chất, văn hóa... để phát triển du lịch. Cũng như Mộc Châu đang khai thác tối đa thế mạnh du lịch, Vân Hồ đang tìm hướng đi riêng cho mình. Vân Hồ đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Chiềng Yên, Vân Hồ, bước đầu đem lại hiệu quả, trở thành điểm đến ưa thích của du khách. Đó là cơ sở để Vân Hồ tiếp tục quy hoạch những bản có tiềm năng du lịch cộng đồng, thu hút đầu tư để phát triển du lịch tại địa phương.

Bản Hua Tạt, xã Vân Hồ là một trong những bản tiêu biểu về xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Bản nằm ven quốc lộ 6, với 100% đồng bào dân tộc Mông, nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào nơi đây được lưu giữ phát triển; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp khiến Hua Tạt trở thành điểm dừng chân thú vị của du khách. Ông Tráng A Cao, Bí thư chi bộ bản, cho hay: Hua Tạt hiện có ba hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú cho du khách với công suất phục vụ 20 khách/lượt. Đây là những điển hình để các hộ trong bản học tập. Ngoài vận động bà con giữ gìn những nét đẹp văn hóa, bản còn có các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Hằng năm, phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa vừa giới thiệu, quảng bá về nét đẹp văn hóa dân tộc vừa tạo điểm nhấn thu hút du khách, nhất là vào dịp Tết cổ truyền của đồng bào Mông.

Tại xã Chiềng Yên, nhiều bản cũng đang được quy hoạch thành điểm du lịch cộng đồng. Trong đó, bản Nà Bai là điểm du lịch có lợi thế về giao thông, cách quốc lộ 6 chừng 6km, người dân trong bản còn giữ nguyên những nếp nhà sàn và những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường. Bản Phụ Mẫu 1, Phụ Mẫu 2 là nơi tập trung 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, có văn hóa đa dạng. Nơi đây còn có thác Tạt Nàng, suối nước nóng... Bản đã bước đầu được đầu tư về giao thông nội bản, nối với quốc lộ 6 cũ. Một số gia đình trong bản đã được tập huấn, hướng dẫn về kinh doanh lưu trú.

Nhiều điểm khác trong huyện cũng đang được quy hoạch thành bản du lịch cộng đồng của huyện. Mỗi nơi có những điểm hấp dẫn riêng, như: bản Thín, xã Xuân Nha là nơi có nhiều hang động kỳ thú với thác suối Boong được ví như thác mây; suối cá tự nhiên ở bản Bướt, xã Chiềng Yên; thác nước bản Nà Trá, xã Chiềng Khoa... Những bản này đều có cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, giữ được vẻ hoang sơ, cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, văn hóa truyền thống và ẩm thực độc đáo, người dân thân thiện, mến khách. Vân Hồ đã có quy hoạch chi tiết về việc xây dựng các bản du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 10 bản du lịch cộng đồng đạt các điều kiện, tiêu chí phục vụ du lịch.

Ông Vũ Thanh Hải, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vân Hồ, cho biết: Để phát triển các điểm du lịch cộng đồng tại địa phương, huyện đã có định hướng cụ thể, như: phát triển du lịch gắn với xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các đặc sản địa phương; phục dựng, phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công truyền thống; phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kế hoạch trước mắt, Phòng Văn hóa - Thông tin sẽ tham mưu với UBND huyện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng. Đặc biệt là tìm giải pháp khắc phục những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của người dân về làm du lịch, vấn đề bảo tồn, gìn giữ những những giá trị văn hóa phù hợp để phục vụ du lịch, sớm hoàn thiện quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng tại địa phương.

Với những tiềm năng cùng những chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện Vân Hồ, những điểm du lịch cộng đồng nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức, đúng hướng chắc chắn sẽ là những điểm đến ưa thích của du khách trong tương lai gần.

Mùi Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.