Cốc Lắc khởi sắc

Về thăm bản Cốc Lắc, xã Tú Nang (Yên Châu) hôm nay, sẽ nhận thấy màu xanh trải rộng của vườn cây ăn quả trên các triền đồi; cuộc sống ấm no, sung túc hiện hữu trong từng ngôi nhà xây kiên cố, nhà sàn lợp mái ngói đỏ tươi... Cốc Lắc đang khởi sắc từng ngày.

Nhân dân bản Cốc Lắc, xã Tú Nang (Yên Châu) phát triển cây ăn quả.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thái, Trưởng bản Cốc Lắc kể: Năm 1973, tách từ bản Lắc Kén, bản Cốc Lắc có 9 hộ dân, đến nay đã có 59 hộ, 282 nhân khẩu. Những năm 2000 trở về trước, bản có hơn 60% số hộ nghèo, nhiều gia đình thiếu đói trong những ngày giáp hạt. Nghèo là do sản xuất nương rẫy theo tập quán cũ, chủ yếu sản xuất lúa nương, mỗi năm chỉ làm một vụ, năng suất đạt 6 tạ/ha; gia súc, gia cầm thì thả rông, chăn nuôi manh mún, không áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã và bản đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác lợi thế đưa vào sản xuất cây, con giống có giá trị kinh tế cao; từng bước chuyển đổi 47/48 ha đất trồng ngô sang trồng cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trong toàn bản lên gần 80 ha. Năm 2016, Cốc Lắc thu hoạch hơn 240 tấn nhãn, 36 tấn xoài, 18 tấn chuối, 4 tấn vải... mang lại nguồn thu không nhỏ cho các hộ dân. Cùng với đó, đàn gia súc, gia cầm được đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Bà con quan tâm việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi; thực hiện phun thuốc khử trùng định kỳ 2 lần/năm khu vực chuồng trại chăn nuôi. Hiện, bản có trên 150 con trâu, bò, hơn 2.000 con gia cầm; 3,6 ha ao cá, sản lượng 7 tấn/năm...

Thăm gia đình anh Hoàng Văn Thuận, một trong những hộ điển hình phát triển kinh tế của bản. Anh Thuận chia sẻ: Năm 2015, tôi cải tạo vườn nhãn, xoài bằng phương pháp ghép mắt, năm sau đã được thu hoạch hơn 9 tấn nhãn, 1 tấn xoài. Ngoài ra, duy trì chăm sóc 3 con bò sinh sản. Năm 2016, gia đình thu trên 240 triệu đồng từ chăn nuôi và trồng trọt. Từ kết quả của gia đình, anh Thuận đã vận động các hộ trong bản cải tạo vườn xoài, nhãn giống cũ đã thoái hóa, ghép giống mới năng suất, chất lượng cao hơn. Nhờ vậy, nhiều hộ thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm từ vườn cây ăn quả như: Gia đình anh Hoàng Văn Tình, Hoàng Trung Kiên, Hoàng Văn Biên... Thu nhập bình quân ở bản 17,5 triệu đồng/người/năm; cả bản chỉ còn 1 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo (theo tiêu chí mới). 100% gia đình có điện lưới quốc gia, có nước hợp vệ sinh; 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn và có xe máy.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân dân bản Cốc Lắc tích cực tham gia góp công, góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng ở bản. Từ năm 2013 đến nay, cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước, bà con đã đóng góp trên 2.000 ngày công lao động, hơn 135 triệu đồng để bê tông hóa 3/5 tuyến đường nội bản, dài 367 m; tu sửa gần 500 m đường lên nương; góp 450 ngày công lao động sửa chữa 2 cầu treo, đảm bảo đi lại thuận tiện và trao đổi hàng hóa. Bà con còn thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm; chuyển khu nuôi nhốt gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn nhà ở. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trở thành hoạt động thường ngày, đã tạo mối đoàn kết gắn bó giữa những người dân trong bản. 7 năm nay bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

Những ngày này, trên những đồi đất dốc, màu vàng của hoa xoài, hoa nhãn đang trĩu cành, minh chứng thêm sự thay đổi tư duy sản xuất để có cuộc sống no ấm, hạnh phúc của người dân Cốc Lắc.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.