Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ

Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể để bảo tồn di sản văn hóa sách chữ Thái cổ, nhằm phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Kho sách chữ Thái cổ tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.

 

Dân tộc Thái là cộng đồng đông dân nhất ở Sơn La, chiếm trên 53% dân số. Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Thái, chữ Thái cổ được coi là di sản tinh thần, kết tinh trí tuệ của tổ tiên để lại và hiện nay chỉ còn lưu giữ trong các sách cổ. Hiện, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh đang lưu giữ hơn 1.400 cuốn sách chữ Thái cổ, chữ Thái trong những cuốn sách này được viết bằng mực Tàu màu đen trên giấy dó. Hình dáng, kích thước các cuốn sách gồm hình vuông và hình chữ nhật; bìa được làm bằng giấy dày, da thú hoặc bằng vải; gáy được khâu bằng dây gai hoặc dây dù chắc chắn. Nội dung các cuốn sách là những ghi chép về lịch sử, như cuốn: “Quam tô mương Mường Muổi”, “Quam tô mương Mường La” (Chuyện kể bản mường); cuốn “Tay pú sớc”, “Quam chương han”, “Quam xớc Hán Cơ Lương” (dã sử đánh giặc phương bắc giữ yên bản mường) hoặc về tôn giáo tín ngưỡng như cuốn: “Sổ đu mự” (lịch), “Mơi mák”, “Quam hịa khuôn”, “Quam báo khuôn”, “Hịt khoong” (các bài cúng, bài mo) hay như các tác phẩm văn học trong cuốn: “Sống chụ son sao”, “Khun Lú-Nang Ủa”...

Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lập hồ sơ khoa học đề cử chữ Thái cổ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân nắm giữ văn hóa phi vật thể về chữ Thái cổ. Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện hai Đề án: “Bảo quản, dịch thuật, khai thác, phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015” và "Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019". Đến nay, đã hoàn thành Đề án “Bảo quản, dịch thuật, khai thác, phát huy di sản văn hóa sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, đã kiểm kê 1.438 quyển sách chữ Thái cổ đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh; lược dịch 527 cuốn sách chưa được lược dịch; dịch thuật 186 cuốn sách chữ Thái cổ sang chữ Thái thông dụng, chữ phiên âm và chữ quốc ngữ; xây dựng ngân hàng dữ liệu số với 73.081 trang sách chữ Thái cổ. Thực hiện công tác bảo tồn và phát huy sách chữ Thái cổ tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019, đã tiến hành nâng cấp phần mềm Thư viện số Libol Digital từ 6.0 lên 6.5...

Để khai thác, phổ biến và phát huy giá trị sách Thái cổ, Bảo tàng tỉnh cũng đã tổ chức trưng bày giới thiệu sách chữ Thái cổ; lựa chọn xuất bản nội dung một số cuốn sách chữ Thái cổ tiêu biểu (theo hình thức song ngữ Thái - Việt) để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Với số lượng lớn sách Thái cổ đang lưu trữ, Bảo tàng tỉnh đặc biệt quan tâm tới công tác bảo quản sách; hiện số sách Thái cổ đang được lưu giữ, sắp xếp theo thứ tự số kiểm kê, thuận lợi cho công tác bảo quản và tra cứu. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho bảo quản, nhằm đảm bảo sách không bị ẩm mốc, tránh tối đa việc gây hư hại cho sách. Định kỳ hằng tháng, vệ sinh cơ học phòng kho; kiểm tra tình trạng sách, đánh giá tình hình bảo quản sách để có phương án bảo quản sách tốt nhất. Đồng thời, Bảo tàng tỉnh cũng phối hợp với chuyên gia bảo quản của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiến hành bảo quản trị liệu 10 cuốn sách Thái cổ bị hư hỏng nặng nhất, nhằm đưa sách về trạng thái ban đầu, nâng cao tuổi thọ của sách. Hiện, Bảo tàng tỉnh đang thuê chuyên gia giúp đỡ xây dựng phần mềm quản lý hiện vật và phiếu cho từng loại hiện vật đang lưu giữ, góp phần quan trọng trong việc quản lý và báo cáo tổng kiểm kê các hiện vật, thuận tiện tra cứu thông tin cho các đối tượng, nhà nghiên cứu về sách chữ Thái cổ...

Trong thời gian tới, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và nhân dân về giá trị của sách chữ Thái cổ. Đào tạo nhân lực nòng cốt cho việc bảo tồn, phát huy giá trị sách chữ Thái cổ, đặc biệt trong việc truyền dạy chữ Thái cổ; quan tâm các nghệ nhân đang nắm giữ, có đóng góp trong việc bảo tồn chữ Thái cổ tại địa phương... nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một, góp phần bảo tồn kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Thái, giữ gìn, phát huy vốn di sản quý báu của dân tộc.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.