Niềm vui của người dân bản Co Chàm

Đầu tháng 9, chúng tôi về bản Co Chàm, xã Lóng Luông (Vân Hồ) được chia vui cùng người dân khi tuyến đường 1,5 km dẫn vào khu sản xuất hơn 200 ha của bản đã được bê tông hóa, giúp việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con nhiều thuận lợi.

 

Thi công xây dựng tuyến đường vào khu sản xuất bản Co Chàm, xã Lóng Luông (Vân Hồ).

                 

Bản Co Chàm cách trung tâm xã Lóng Luông gần 5 km, có địa hình dốc, với 50% diện tích đất đồi. Bản hiện có 217 hộ với 1.000 nhân khẩu, trong đó, 80% là dân tộc Mông thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực thay đổi phương thức canh tác nhưng đời sống của một bộ phận người dân nơi đây vẫn còn gặp khó khăn, bản hiện còn 20 hộ nghèo, 23 hộ cận nghèo.

                 

Khu sản xuất của bản Co Chàm có 120 hộ đang canh tác 150 ha ngô, hơn 44 ha dong riềng, 3 ha chanh leo và 3 ha cây đào. Trước đây, tuyến đường vào khu sản xuất là đường đất, dốc cao; lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa, bụi bẩn vào mùa khô, nhiều đoạn bị xuống cấp do nước chảy xói mòn, khiến việc đi lại, vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn. Đến mùa thu hoạch, các loại xe ô tô không đến được, bà con phải dùng xe máy chở nông sản mất nhiều thời gian, vừa vất vả lại chi phí tốn kém, sản phẩm bị tư thương ép giá. Vì vậy, khi tuyến đường được bê tông, bà con cũng phấn khởi.

                 

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công trình bê tông đường đi khu sản xuất bản Co Chàm được đầu tư 2,75 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí mua vật liệu, thuê nhân công, phương tiện, máy móc, còn lại do các hộ dân tham gia đóng góp. Việc mở đường vào khu sản xuất của bản Co Chàm tạo điều kiện cho người dân khai thác hết tiềm năng đất đai, đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất. Sau khi xã Lóng Luông triển khai chủ trương xây dựng tuyến đường vào khu sản xuất, ban quản lý bản tổ chức nhiều cuộc họp dân bàn bạc, công khai kế hoạch thực hiện trên loa truyền thanh của bản, được người dân ủng hộ rất cao. Các hộ dân có đất trong khu sản xuất đã thống nhất chia thành 4 tổ tham gia cùng Công ty TNHH MTV Hợp Phát 5588 thi công xây dựng tuyến đường. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, đã có 60 hộ hiến hơn 5.000 m² đất để xây dựng tuyến đường. Công trình được khởi công vào cuối tháng 6, đến cuối tháng 7 hoàn thành và đưa vào sử dụng.

                 

Anh Mùa A Cảnh, một trong những hộ có diện tích đất nông nghiệp trong khu sản xuất chia sẻ: Có đường bê tông vào khu sản xuất, giờ đi lại chỉ mất hơn 10 phút, việc canh tác thuận lợi hơn rất nhiều, xe ô tô vào tận vườn thu mua, vì thế sản phẩm cũng bán được giá cao hơn.

                 

Tuyến đường vào khu sản xuất bản Co Chàm đưa vào sử dụng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm sức lao động cho nông dân. Đây cũng là một trong những giải pháp để bản Co Chàm, thực hiện đạt tiêu chí giao thông và thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

 

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.