Chiềng Yên phát triển cây quýt bản địa

Quýt Chiềng Yên (Vân Hồ) từ lâu đã nổi tiếng bởi quả có vỏ mỏng, múi dày, mọng nước và ngọt; quá trình trồng và chăm sóc không sử dụng hóa chất, rất được thị trường ưa chuộng. Những mô hình phát triển giống quýt bản địa đã được nghiên cứu thành công và nhân rộng đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ gia đình của xã thoát nghèo.

Người dân xã Chiềng Yên (Vân Hồ) chế bẫy diệt ruồi vàng hại cây quýt.

Tìm hiểu được biết, năm 2012, dự án cải tạo và phát triển cây quýt do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai thực hiện tại xã Chiềng Yên đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm (Hà Nội) đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ xây dựng mô hình “Thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại bản Pà Puộc, xã Chiềng Yên, với quy mô 1 ha. Đánh giá hiệu quả mô hình cho thấy, các chỉ tiêu trên quả của mô hình đều cao hơn so với quả của các cây quýt ngoài mô hình; quýt có vỏ vàng xanh, sáng bóng, không có các vết sẹo, quả ngọt, múi quả mọng nước, không xảy ra hiện tượng múi và tép bị khô. Đây là tiền đề để nhân rộng mô hình tại các bản có điều kiện phù hợp.

Nếu ai đã từng đến Chiềng Yên sẽ cảm nhận sự khắc nghiệt của khí hậu nơi đây, nhất là vào mùa đông, tiết trời lạnh giá, nhiều loại cây trồng không thích hợp đều chết khô vì rét và sương muối. Thế nhưng riêng loại quýt bản địa vẫn chống chịu và sinh trưởng bình thường. Đặc biệt, khi cây quýt được đưa vào trồng trên đất đồi, đất dốc vùng này lại thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, mang đến cho người trồng liên tiếp những mùa quả ngọt, trở thành cây trồng cho thu nhập ổn định. Hiện nay, cả xã có trên 20 ha quýt, tập trung ở các bản: Piềng Chà, Pà Puộc và bản Bướt, sản lượng hằng năm trên 100 tấn, với giá bán ổn định từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, nhiều hộ dân có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ trồng quýt, như hộ ông Hà Văn Bảy, bản Bướt; ông Lý Văn Xuân, bản Pà Puộc; ông Bàn Văn Trác, bản Piềng Chà...

Chúng tôi đến thăm vườn quýt của ông Hà Văn Bảy, bản Bướt, khi được hỏi làm cách nào mà vườn quýt của gia đình phát triển xanh tốt, sai quả không bị sâu bệnh, ông Bảy “bật mí”: Cây quýt đòi hỏi sự chăm sóc tỷ mỷ, đúng quy trình kỹ thuật, nhất là chế độ phân bón cực kỳ quan trọng để đem lại hiệu quả cao cho cây trồng. Thời điểm bón phân cho cây tốt nhất là đầu tháng giêng sau khi đã thu hoạch xong. Mỗi năm, còn phải cho xuống vườn một lượng vôi bột nhất định để khử chua cho đất. Làm như vậy vừa phòng bệnh cho cây và quả quýt sẽ không bị chua. Cần lưu ý là cây quýt hay bị sâu đục thân, để đối phó với loại bệnh này, sau khi thu hoạch quả, tiến hành quét vôi vào gốc cây, thân cây từ 1 m trở xuống để hạn chế việc đẻ trứng của sâu hại.

Trên mỗi cây quýt, ông Bảy lại treo một vài lọ nhựa nhỏ lên cành, phía trên miệng khoét rỗng. Thấy tôi thắc mắc ông giải thích: Đấy là bẫy ruồi vàng, lúc quả gần chín, các loại côn trùng như ruồi vàng thường gây hại bằng cách chích lên quả làm cho quả bị vàng thối và rụng. Sau thời gian theo dõi, học hỏi kinh nghiệm, tôi tự nghiên cứu cắt các lọ nhựa và mua thuốc diệt ruồi vàng bỏ vào. Ruồi bị dẫn dụ bay đến ngửi thuốc và rơi xuống chết. Với cách này, vừa giữ được quả, cây không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật lại không tốn kém. Nhờ đó quả quýt đẹp mã, bán được giá cao.

Những ngày này, các chủ vườn quýt bản Pà Puộc đang cần mẫn chăm sóc những cây quýt quả trĩu cành. Chúng tôi gặp anh Đặng Văn Chiến, ở bản Pà Puộc, là một trong những người tham gia mô hình thâm canh cây quýt tại xã, anh Chiến chia sẻ: Thời vụ trồng quýt thường tiến hành trong 2 vụ: Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3 và vụ hè thu vào các tháng 9 đến tháng 10. Vào dịp 2 tháng cuối năm, bước vào mùa quýt chín. Thương lái từ các huyện trong và ngoài tỉnh tấp nập vào thu mua. Đặc biệt, với lối canh tác chủ yếu dựa vào thiên nhiên, không sử dụng bất cứ một loại phân bón hóa học nào nên quýt bản địa Chiềng Yên là hoa quả sạch, được thị trường ưa chuộng, giá bán ổn định từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Năm 2018, gia đình tôi thu trên 10 tấn quýt, thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Việc duy trì và mở rộng diện tích trồng cây quýt bản địa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng phát triển sản xuất cho người dân Chiềng Yên trên chính mảnh đất quê hương, góp phần quan trọng trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn xã.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).