Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô

Trong các tháng cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh ta, lượng mưa giảm so với các năm trước dẫn đến thiếu hụt nguồn nước phục vụ sản xuất. Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn, khu vực Bắc Bộ, nguồn nước thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, tập trung trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 (thiếu hụt từ 20-40%); mực nước trên các sông, suối ở mức biến đổi chậm và xuống dần, mực nước thấp nhất có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 2, tháng 3 năm 2020. Đối với Sơn La, mực nước trung bình cao nhất, thấp nhất ở mức thấp hơn so trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm trước. Do vậy, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh là vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm.

Hiện, tỉnh ta có tổng số 105 hồ chứa thủy lợi thì chỉ có 3 hồ đạt dung tích theo thiết kế, các hồ còn lại chỉ đạt khoảng 60-80% dung tích. Đặc biệt, tổng dung tích của 9 hồ chứa nước vừa và lớn trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 67,2% tổng dung tích thiết kế. Với tình hình nguồn nước nêu trên, sẽ có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, không đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích vụ đông xuân năm 2019-2020. Sơ bộ tính toán vụ đông xuân này, trên địa bàn 12 huyện, thành phố có khoảng hơn 2.132 ha có khả năng xảy ra hạn hán. Để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, các huyện, thành phố cần phối hợp với các ngành chức năng xây dựng phương án chống hạn cụ thể, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn để triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra. Rà soát, cân đối nguồn nước, tiếp tục kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa, xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra. Trên cơ sở tính toán nguồn nước hiện có, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa chủ động thâm canh theo vùng để tiết kiệm nước; những diện tích không đủ nước thâm canh lúa, chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa. Tăng cường công tác quản lý phân phối, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hạn chế thất thoát nước và có các biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân. Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm phương án chống hạn ở các địa phương và của các đơn vị cung cấp nước. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới. Khuyến khích nhân dân áp dụng phương pháp tưới luân phiên và các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt... Căn cứ vào dự báo thời tiết để điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi thủy sản trong điều kiện cho phép. Huy động các lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện tham gia phòng, chống hạn.

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tính toán, cân đối dành nước ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra. Theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước thích hợp. Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân do ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành các biện pháp như: đào thêm giếng, tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài. Đồng thời, lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ các hồ, ao, sông, suối. Sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng do mưa lũ; nạo vét cống đầu mối, kênh mương, khơi thông dòng chảy và đắp đập tạm trữ nước; tận dụng các ao hồ nhỏ, vùng trũng tích trữ nước. Các cơ quan chức năng của địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ công trình tổ chức kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng các diện tích có nguy cơ bị hạn, thiếu nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng. Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, sông suối, mương rạch để cung cấp nước cho sản xuất đông xuân. Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo độ che phủ.

Cùng với tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm, việc quản lý tốt nguồn nước tưới của các địa phương, đơn vị sẽ là yếu tố quan trọng trong chủ động phòng, chống hạn cho cây trồng, vật nuôi, góp phần đảm bảo sản xuất  thắng lợi vụ đông xuân 2019-2020.

Khánh Vân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.