Thu hút các nguồn lực cho phát triển KT-XH khu vực biên giới

Khu vực biên giới là địa bàn trọng yếu về quốc phòng an ninh, đồng thời, cũng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Thời gian qua, ngoài đầu tư của Nhà nước, địa phương, việc huy động các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng biên giới của tỉnh gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân được tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhiều chính sách an sinh xã hội, mô hình kinh tế, các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh được đầu tư, tạo sự chuyển biến tích cực sinh kế của người dân.

Thi công đưa điện lưới quốc gia về các bản vùng cao xã Bó Sinh (Sông Mã).

Ảnh: Ngọc Thuấn

 

Tuy nhiên, công tác quy hoạch để phát triển vùng sâu, vùng cao, biên giới chưa được quan tâm đúng mức; việc thu hút đầu tư phát triển khu vực biên giới còn gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư cho khu vực này rất lớn; nguồn đầu tư vẫn chủ yếu là ngân sách nhà nước. Hơn nữa, do địa hình vùng cao, biên giới không thuận lợi, trình độ của một bộ phận người dân có mặt còn hạn chế, năng lực sản xuất và phương thức canh tác vẫn theo mô hình truyền thống. Mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa theo chuỗi giá trị, do đó đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. 

Để thu hút nguồn lực tham gia phát triển kinh tế khu vực vùng cao, biên giới, trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng khu vực biên giới. Hỗ trợ người dân sinh sống ở khu vực biên giới tập trung định canh, định cư, không di dịch cư tự do; đầu tư các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chú trọng phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với quản lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Các cấp, các ngành, địa phương tập trung rà soát, thống kê, phân loại cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; tín dụng; văn hóa xã hội. Đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách hiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiệm vụ đầu tư phát triển KT-XH vùng cao, biên giới kịp thời đề xuất, bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ; đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách bảo đảm phù hợp khuyến khích các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng biên giới gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh.

Vận dụng và triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, chương trình dự án có liên quan nhằm phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển KT-XH vùng biên giới theo từng giai đoạn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng các dự án, tạo tiền đề, môi trường thuận lợi để nhân dân và các nhà đầu tư tích cực tham gia đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho khu vực biên giới. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực vùng cao, biên giới bắt nhịp với thời kỳ hội nhập và phát triển.

Các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện rà soát tổng thể các cơ chế chính sách, các chương trình dự án, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn lực xã hội cho đầu tư xây dựng KT-XH khu vực biên giới. Chủ động phối hợp giữa các sở, ngành, huyện biên giới triển khai chương trình phát triển hạ tầng thương mại. UBND cấp huyện hướng dẫn người dân, doanh nghiệp các cơ chế chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế sẵn có của địa phương; lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước cho chương trình phát KT-XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo chủ trương kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ gắn với phát triển kinh tế. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư vốn ODA từ các đối tác, các quỹ trong và ngoài khu vực cho các dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt ở các địa bàn biên giới, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống nhân dân. Khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên giới, góp phần củng cố quốc phòng an ninh tại khu vực. Hoàn thành mô hình kết hợp quân dân y khu vực biên giới phù hợp với điều kiện tự nhiên KT-XH, trình độ nhận thức, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng dân tộc khu vực biên giới về trách nhiệm xây dựng, bảo vệ biên giới của Tổ quốc.

Minh Khánh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.