Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh, thích ứng an toàn

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm của tỉnh dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Đó là mục tiêu của tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và hưởng ứng của doanh nghiệp, HTX cùng nhân dân.

Trước hết, các cấp, các ngành, địa phương tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại; đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nhất là các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, dự án phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng áp dụng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đầu tư; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách, đảm bảo bền vững, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền cấp tỉnh về tài nguyên và môi trường đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Phát triển mạnh các thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực, như: Thị trường tài chính, đất đai, lao động, khoa học công nghệ. Cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý.  Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng; xây dựng định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế. Đối với ngành nông nghiệp chuyển mạnh từ xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” sang phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”. Gắn kết các tác nhân trong chuỗi theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị. Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Hoàn thiện phương hướng phát triển công nghiệp và phương án phát triển cụm công nghiệp, đặc biệt là gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng logistics thuận lợi tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh; phương án phát triển mạng lưới cấp điện; phương hướng phát triển dịch vụ thương mại, kinh tế cửa khẩu để tích hợp vào quy hoạch của tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến, gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hệ thống kho bảo quản. Phát triển cụm công nghiệp; công nghiệp khoáng sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động… Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, tập trung các dự án điện gió, thủy điện tích năng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án thủy điện hiện có; dịch vụ logistics phục vụ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành dịch vụ mũi nhọn, then chốt.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.