Sáng mãi hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân

Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Thuận Châu đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt là việc quan tâm, giúp đỡ các đối tượng, gia đình chính sách để họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng người dân.

Quan tâm chăm lo gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn

Cán bộ Ban CHQS huyện Thuận Châu thăm hỏi gia đình chị Mùa Thị Dung ở bản Nậm Giắt, xã Phổng Lái.

Đã có hàng chục gia đình chính sách, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn được Ban CHQS huyện Thuận Châu giúp đỡ trong suốt thời gian qua bằng những sự đóng góp của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Trong đó, câu chuyện về việc hỗ trợ gia đình chị Mùa Thị Dung, vợ của liệt sỹ Sùng Xuân Chữ ở bản Nậm Giắt, xã Phổng Lái làm nhà ở, càng làm sáng thêm hình ảnh người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. 

Chiếc xe dừng ở đầu cổng, một ngôi nhà cấp 4 kiên cố hiện ra trước mắt. Thấy khách đến thăm, chị Dung phấn khởi ra tận cổng, bắt tay từng người rồi mời chúng tôi vào thăm nhà. Trong ngôi nhà rộng chừng 50 m² do cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Thuận Châu giúp đỡ xây dựng, chị Dung xúc động: Được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là tình cảm, công sức không thể đong đếm được của cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện và bà con dân bản, mẹ con tôi có được ngôi nhà mới, các anh còn mua tặng chiếc ti vi, động viên tinh thần mẹ con tôi. Tôi luôn nhắc nhở các con phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ công sự giúp đỡ của mọi người.  Nhắc về người chồng quá cố, ánh mắt chị Dung đượm buồn: Năm 2008, anh Chữ mắc bệnh hiểm nghèo và hy sinh khi đang công tác tại Đồn Biên phòng 299 tại xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - địa bàn đặc biệt khó khăn. Số tiền tích góp bấy lâu của vợ chồng tôi dùng hết vào việc thuốc thang cho anh Chữ. Anh mất đi, một mình tôi phải gồng gánh nuôi 3 đứa con nhỏ, thu nhập chính của gia đình phụ thuộc và nương ngô, nương chè. Cuộc sống càng khó khăn, căn nhà gỗ của 4 mẹ con tôi làm tạm trên mảnh đất của bố mẹ chồng cũng xuống cấp theo thời gian.

Năm 2016, Bộ Quốc phòng hỗ trợ 70 triệu đồng và huyện Thuận Châu hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình chị Dung làm nhà ở. Ban CHQS huyện Thuận Châu hỗ trợ toàn bộ xi măng và góp công sức giúp gia đình chị Dung từ lúc khởi công xây dựng đến khi hoàn thành ngôi nhà. Thượng tá Lý Văn Hơn, Chính trị viên Ban CHQS huyện, tâm sự: Với nghĩa tình đồng đội, tấm lòng nhân ái, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đã tích cực giúp đỡ gia đình chị Dung. Những ngày cao điểm, có đến 20 cán bộ, chiến sỹ của Ban CHQS huyện cùng với lực lượng dân quân xã Phổng Lái có mặt tại công trình, mỗi người một việc, người thì đào đất, san nền, người thì đi lo vật liệu xây dựng. Mưa nắng thất thường chẳng thể làm ảnh hưởng đến tiến độ, tất cả mọi người vui vẻ làm việc với mong muốn sớm hoàn thiện căn nhà cho gia đình đồng đội đã hy sinh. Ban CHQS huyện tính toán diện tích, vật liệu xây dựng, chi phí nhân công sao cho có thể tiết kiệm tối đa chi phí và xây được căn nhà khang trang, kiên cố nhất. Việc thanh quyết toán toàn bộ quá trình xây dựng cũng do đơn vị đứng ra chủ trì.

Cán bộ Ban CHQS huyện Thuận Châu trao bò giống hỗ trợ đảng viên dân quân hoàn cảnh khó khăn.

Trăn trở khi con gái lớn chị Dung học Đại học Luật chính quy và con gái thứ 2 học sư phạm mầm non ở Đại học Tây Bắc đều đã ra trường mà vẫn chưa xin được việc, Thượng tá Lý Văn Hơn cho biết: Đơn vị đang tích cực tìm hiểu các nơi có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu 2 cháu đi làm. Các cháu có công ăn việc làm ổn định thì chị Dung sẽ đỡ vất vả hơn, có thêm điều kiện để chăm sóc cháu út.

Hình ảnh người lính trong thời bình hôm nay còn được cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Thuận Châu góp phần tô thắm bởi nhiều câu chuyện về tình quân dân, không ngại hy sinh gian khổ vì cuộc sống của nhân dân. Đó là chuyện 2 cán bộ, chiến sỹ của Ban CHQS huyện bất chấp nguy hiểm bơi ra giữa dòng lũ dữ cứu sống 2 người dân xã Tông Lạnh trong trận lũ năm 2015 hay mới đây nhất là cán bộ, chiến sỹ và lực lượng dân quân giúp 62 hộ dân tại bản Căm Cặn, xã Mường Bám chuyển nhà ra khỏi vùng ngập của thủy điện Nậm Hóa 2.

Qua tìm hiểu được biết thêm, từ nguồn quỹ Ủng hộ đảng viên trong lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn, với mức đóng góp 20.000 đồng/người/tháng, nhiều gia đình các đồng chí là đảng viên trong Đảng bộ Quân sự huyện được hỗ trợ bò giống, cây giống để phát triển sản xuất, tạo động lực cho các gia đình vươn lên trong cuộc sống, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị yên tâm công tác. Đặc biệt, nguồn quỹ hỗ trợ đã đến với cả lực lượng dân quân tự vệ ở các xã, như: Gia đình anh Lò Văn Thực, Bản Đội trưởng bản Huông (Ban CHQS xã Chiềng Ly) đã được Ban CHQS huyện Thuận Châu hỗ trợ 12 triệu đồng mua bò giống sinh sản, đến nay bò mẹ đã chuẩn bị sinh bê con. Hay gia đình anh Lò Văn Quốc, Bản Đội trưởng bản Tăng (Ban CHQS xã Nậm Lầu) được hỗ trợ giống cây ăn quả để chuyển hướng sản xuất...

Về cùng dân xây dựng nông thôn mới

Học và làm theo Bác, Ban CHQS huyện Thuận Châu đã gắn với thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, xác định đây là việc làm ý nghĩa, góp phần tăng cường công tác dân vận và xây dựng “Thế trận lòng dân” ngày càng vững. Với nhiệm vụ được giao phụ trách, phối hợp với các xã: Mường Bám, É Tòng, Nậm Lầu và Tông Lạnh trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, Ban CHSQ huyện Thuận Châu đã cử các tổ công tác dân vận, Đội tuyên truyền văn hóa cơ sở xuống các địa bàn thực hiện “4 cùng” với cơ sở (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để làm tốt công tác dân vận.

Trung tá Lê Ngọc Tự, Chính trị viên phó, Ban CHQS huyện Thuận Châu, kể: Khi thực hiện bê tông hóa các tuyến đường tại xã Mường Bám, nhận thức người dân còn hạn chế, còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Chúng tôi phải xuống tận cơ sở, đi từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động để làm đường giao thông nội bản. Chỗ nào khó, anh em trong đơn vị, lực lượng dân quân, tự vệ tiên phong làm trước, dần dần tạo phong trào thi đua có sức lan tỏa, thu hút được nhân dân tham gia cùng làm. Với khẩu hiệu “Lực lượng vũ trang huyện Thuận Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”, hằng ngày, bất chấp nắng mưa, cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị hàng ngày có mặt, cùng với dân bản xuống suối vét từng xe cát, trộn từng mẻ bê tông... để làm đường. Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ góp công sức cùng nhân dân đổ bê tông, làm đẹp thêm nhiều tuyến đường giao thông, sáng lên bức tranh nông thôn mới ở Thuận Châu.

Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Thuận Châu cùng lực lượng dân quân tự vệ

và người dân xã Mường Bám giúp các gia đình bản Căm Cặn chuyển nhà.

Thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, Ban CHQS huyện phối hợp với chính quyền, người dân các xã bê tông hóa hơn 2 km đường giao thông, góp phần tiết kiệm chi phí được 497 triệu đồng. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Thuận Châu đã cùng lực lượng dân quân, tự vệ các xã tham gia đóng góp trên 500 ngày công, bê tông hóa được 1,5 km đường giao thông, tu sửa hơn 3 km đường dân sinh, giúp nhân dân khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương, đào hố chôn rác thải; đóng góp trên 200 ngày công tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa nhà cửa, thu hoạch hoa màu; thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ban CHQS huyện Thuận Châu còn cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ xuống cơ sở hướng dẫn nhân dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng mô hình sản xuất có năng suất cao để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn. 

Nói về trách nhiệm của người lính trong trình xây dựng nông thôn mới, đồng chí Quàng Văn Nhung, Bí thư đảng ủy xã Tông Lạnh, chia sẻ: Xã luôn nhận được sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện trong các hoạt động, như cùng nhân dân làm đường giao thông nông thôn liên bản; chuyển giao kỹ thuật sản xuất trồng trọt và chăn nuôi; hướng dẫn nhân dân chọn các giống cây, con mới vào sản xuất. Mới đây nhất, cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện đã giúp xã làm đường điện vào nhà băn hóa bản Bai B, nhân dân trong bản rất phấn khởi.

Với những việc làm cụ thể, thiết thực, cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Thuận Châu được các cấp ủy Đảng, chính quyền ghi nhận đánh giá cao, được dân yêu, dân mến; khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).