Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Giám đốc điều hành Hệ thống Go/BigC vùng Hà Nội và miền bắc Lê Mạnh Phong nhận định, những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng bền vững tại Việt Nam đang ngày càng rõ nét. Một sản phẩm có quy trình sản xuất hoặc đóng gói bao bì thân thiện với môi trường thường mang lại sức cạnh tranh cao hơn cho doanh nghiệp. Theo báo cáo gần đây của BigC, 31% khách hàng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ môi trường.
Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu dịch chuyển sản phẩm của mình theo hướng thân thiện với môi trường.
Là một doanh nghiệp tiên phong trong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (Tập đoàn TH) Vijay Kumar Pandey cho biết: Trong chuỗi sản xuất của Tập đoàn TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này đều cố gắng tận dụng trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác, vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó giảm thiểu được phát thải.
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu dịch chuyển sản phẩm của mình theo hướng thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, TH cũng thực hiện nhiều giải pháp tiêu dùng bền vững như thay thế túi ni-lông hay thìa, ống hút từ nhựa dùng một lần bằng nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Năm 2022, hệ thống TH true Mart đã giảm được 15% so với định mức sử dụng túi trung bình, tương đương tiết kiệm 19 tấn túi ni-lông.
Ngoài ra, TH cũng đã cắt giảm được 50% lượng thìa sữa chua nhựa phân phối ra thị trường, đồng thời đặt mục tiêu tiếp tục giảm 100% trong thời gian tới. Theo tính toán, việc loại bỏ hoàn toàn thìa nhựa dùng một lần của Tập đoàn TH sẽ giúp giảm được từ 130 đến 260 tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm.
Từ đầu quý II năm nay, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, cho tới các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Ðây là xu hướng tiêu dùng bền vững thể hiện rõ nhất hiện nay, vừa tác động tích cực tới môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu của Baemin (dịch vụ giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc), việc sử dụng xe điện giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu hơn so với xe xăng truyền thống cũng như tiết kiệm 50% chi phí bảo dưỡng. Ðiều này giúp Baemin giảm tới 30% chi phí vận hành nếu cung cấp thành công những chiếc xe điện vào dịch vụ giao vận.
Người tiêu dùng Việt Nam đang dành sự quan tâm lớn tới các sản phẩm bền vững, được sản xuất từ nguyên liệu tái chế hoặc có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, họ còn có xu hướng lựa chọn các món ăn chứa ít chất béo, đường và giàu chất xơ, dinh dưỡng. Điều này thể hiện qua mức độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng cung cấp sản phẩm tốt cho sức khỏe.Giám đốc điều hành Baemin Việt Nam Jinwoo Song
Theo đánh giá của ông Vijay Kumar Pandey, khó khăn chính trong việc triển khai mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cần vốn đầu tư ban đầu lớn cũng như tìm được công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, TH đã quyết tâm đầu tư và thực tế là kinh tế tuần hoàn đã giúp Tập đoàn giảm được tác động tới môi trường, giảm chi phí cũng như tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Thí dụ, chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn là rất tốn kém, nhưng sau khi triển khai, Tập đoàn TH đã tự sản xuất ra được phân vi sinh hữu cơ để bón lại trên đồng ruộng của doanh nghiệp, loại bỏ sử dụng phân bón hóa học.
Đánh giá về xu hướng tiêu dùng bền vững trong hoạt động mua sắm trực tuyến hiện nay, Giám đốc điều hành Baemin Việt Nam Jinwoo Song cho biết: Người tiêu dùng Việt Nam đang dành sự quan tâm lớn tới các sản phẩm bền vững, được sản xuất từ nguyên liệu tái chế hoặc có thể tái sử dụng. Ngoài ra, họ còn có xu hướng lựa chọn các món ăn chứa ít chất béo, đường và giàu chất xơ, dinh dưỡng. Điều này thể hiện qua mức độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng cung cấp sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường có giá cao hơn do chúng ta chưa đánh phí triệt để đối với các yếu tố gây tác hại môi trường gây ra bởi các doanh nghiệp "nâu". Luật Bảo vệ môi trường vừa qua đã khẳng định nhiều nội dung mới liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm tái chế, tái sử dụng.
PGS, TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường
Tính đến tháng 6/2023, con số này đã tăng 15% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Nhưng hiện nay, trên thực tế nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường của khách hàng vẫn chưa cao trong khi giá cả vẫn là yếu tố chi phối hàng đầu.
Tuy nhiên, trong tương lai, khi nền kinh tế ổn định trở lại, dự kiến xu hướng các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ phát triển mạnh mẽ. Khi nhu cầu tăng cao, sẽ xuất hiện nhiều nhà cung cấp hơn, giúp giảm giá thành sản phẩm theo lợi thế về quy mô, giúp khách hàng dễ tiếp cận sản phẩm.
PGS, TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ: Các sản phẩm thân thiện với môi trường có giá cao hơn do chúng ta chưa đánh phí triệt để đối với các yếu tố gây tác hại môi trường gây ra bởi các doanh nghiệp "nâu". Luật Bảo vệ môi trường vừa qua đã khẳng định nhiều nội dung mới liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm tái chế, tái sử dụng.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!