Đa dạng thị trường hàng hóa dịp rằm tháng 7

Rằm tháng 7 (hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan) là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và được người dân khá coi trọng.

Khách hàng chọn mua hoa tại chợ 7/11, thành phố Sơn La.

Gần đến Rằm tháng 7, thị trường hoa quả, đồ thờ cúng nhộn nhịp hơn ngày thường. Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn Thành phố, không khí mua sắm đồ cúng khá đông. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, hoa tươi, đồ lễ trong dịp này sức mua tăng mạnh nhưng giá cả cơ bản ổn định. Chị Đặng Huyền Trang, tổ 2, phường Chiềng Lề, chia sẻ: Tranh thủ sau giờ làm, tôi qua chợ mua một số đồ lễ như cau trầu, hoa quả, vàng mã, thịt gà, giò. Chợ năm nay hàng hóa đa dạng, đẹp, giá cả cũng như ngày thường nên dễ chọn mua. Hoa tươi có giá hơi cao hơn chút, nhưng số lượng mình mua không nhiều nên tính ra tăng không đáng kể.

Hoa cúc, hoa hồng là loại hoa được hầu hết người dân chọn mua cho ngày rằm, nếu ngày thường giá hoa khoảng 5.000-6.000 đồng/bông, thì đợt rằm này, hoa hồng, cúc có giá nhích lên từ 7.000-10.000 đồng/bông. Chị Nguyễn Thị Xuân, bán hoa ở chợ 7/11, chia sẻ: Nguyên nhân khiến giá hoa tăng là do nhu cầu của thị trường cao dịp rằm tháng 7 âm lịch, trong khi đó, thời tiết miền Bắc mùa này mưa nhiều khiến cho lượng hoa đẹp, chất lượng phục vụ thị trường ít hơn. Năm nay, ngoài hoa hồng, hoa cúc, tôi nhập dưới xuôi lên bán thêm cả hoa sen giá 60 nghìn đồng/bó 10 bông; hoa ly 30 nghìn đồng/cành, đáp ứng sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Giá các loại quả khá phong phú, chuối từ 20.000-40.000 đồng/nải, nhãn 10.000-25.000 đồng/kg; giá na dao động từ 40.000-65.000 đồng/kg; thanh long 25.000-35.000 đồng/kg; táo từ 90.000-150.000 đồng/kg... tùy loại. Chị Nguyễn Thị Loan, chủ cửa hàng hoa quả Tuấn Loan, bản Lầu, cho biết: Dự đoán sức mua tăng, nên ngay từ đầu tháng 7 chúng tôi đã lên các nhà vườn đặt số lượng hoa quả lớn hơn các tháng với đa dạng các loại quả, phục vụ khách. Trong 5 năm trở lại đây, lượng khách mua hàng luôn ưu tiên, lựa chọn mua các sản phẩm hoa quả của địa phương như nhãn, na, ổi, thanh long...

Khác với ngày thường, dịp này, gà trống sống được người dân mang tới chợ bán nhiều hơn. Chị Lò Thị Hoàn, bán gà tại chợ 308 cho biết: Gà có nhiều loại giá, nhưng ngon và đẹp nhất là 170.000 đồng/kg, còn trung bình 130-150.000 đồng/kg. Mua cúng rằm, khách thường chọn những con gà lông bóng mượt, mào to và đỏ.

Cùng với sự nhộn nhịp của thị trường thực phẩm, hoa quả tươi... mặt hàng vàng mã trong thời điểm này cũng đông khách vào mua. Các cửa hàng nhập về nhiều mẫu mã đa dạng, phục vụ sự lựa chọn của khách hàng. Ông Lê Văn Đô, chủ cửa hàng vãng mã Quế Đô, chợ 308, cho biết: Giá cả sản phẩm vàng mã, đều ổn định so với mọi năm. Các mặt hàng như quần áo, giày dép, mũ nón có giá dao động từ 20.000- 50.000 đồng/bộ. Ngựa giấy giá dao động từ 50.000 đồng/con, xe ô tô giấy giá từ 80.000 đồng/chiếc.

Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, trong những năm gần đây, dịch vụ đặt cỗ cúng rằm vào mùa lại “nở rộ”. Từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, trên các Fanpage, Facebook, Zalo của các cá nhân, nhà hàng đã đăng tin nhận đặt mâm cỗ, cung cấp sẵn thực đơn để khách hàng lựa chọn, đặt hàng. Người dân có thể chọn các món lẻ hay đặt trọn gói mâm cỗ, chọn nguyên liệu sống về tự chế biến hoặc chọn món đã được nấu chín sẵn. Là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong lựa chọn đặt mâm cỗ làm lễ. Chị Ngô Khánh An, phường Quyết Tâm, từ đầu tháng 7 âm lịch đến nay đã nhận gần 50 đơn hàng... Chị An chia sẻ: Với mức giá từ 400.000-1.00.000 đồng, người tiêu dùng có thể đặt một mâm cỗ chay gồm 5 - 7 món như gà chay hấp, nem, giò lụa, đậu chiên xù, nấm kho, nộm, rau xào, xôi ngũ sắc... Ngoài ra, tôi còn nhận đặt làm riêng các loại món cúng lạ mắt như bánh bao quả đào, bánh trôi hình hoa sen, rau câu hoa sen... để mâm lễ rằm tháng 7 thêm phần sinh động.

Có thể thấy, thị trường rằm tháng 7 năm nay khá ổn định, nguồn cung hàng hóa phong phú, không để xảy ra thiếu hụt, mất cân đối, giá cả phù hợp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Bài, ảnh: Huy Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.