Về bản vùng cao Cửa Rừng

Theo tỉnh lộ 108, vượt hơn 20 km từ thị trấn Thuận Châu, chúng tôi đến bản Cửa Rừng, xã vùng cao Co Mạ. Những cung đường dốc quanh co uốn lượn bám theo sườn núi, dọc hai bên tràn ngập sắc xuân, màu hồng thắm của hoa đào, màu vàng của hoa dã quỳ, phía xa là bản làng thanh bình, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, làm đắm say lòng người.

 

Tuyến đường về bản Cửa Rừng được cứng hóa.

 

Đón chúng tôi là Trưởng bản Giàng A Và. Sau cái bắt tay thân tình, mời khách vào nhà uống nước, anh Và chia sẻ: Như những bản vùng cao của núi rừng Tây Bắc, bản Cửa Rừng đã có nhiều đổi thay nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân đã thay đổi tư duy, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế, làm cho cuộc sống ngày một no ấm. Bản hiện có 93 hộ dân với trên 480 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để ổn định đời sống nhân dân, chống di dịch cư tự do, Đảng, Nhà nước đã có chương trình xóa đói, giảm nghèo, đầu tư các công trình phúc lợi, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Phát huy tiềm năng, lợi thế, bà con trong bản đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, tích cực khai hoang ruộng nước, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Bà con tập trung chăm sóc hơn 67 ha ruộng nương, trên 55 ha sắn, 10 ha sơn tra; nuôi 220 con trâu, bò và hàng nghìn con lợn, các loại gia cầm để tăng thu nhập. Giờ đây, cuộc sống của bà con trong bản đã hạnh phúc hơn, đầy đủ hơn.

 

Giúp người dân có vốn phát triển kinh tế, Tổ vay vốn của bản đang nhận ủy thác trên 826 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho 33 hộ vay để sản xuất, chăn nuôi. Là một trong những gia đình được vay vốn, ông Giàng A Dơ đã đầu tư nuôi trâu bò, hiện gia đình ông có 9 con bò, 1 con trâu. Ông Giàng A Dơ phấn khởi nói: Mỗi mùa xuân mới, bản Cửa Rừng lại có thêm nhiều đổi thay, nhà tôi mỗi năm thu được khoảng 80 triệu đồng, cũng đã tiết kiệm được kha khá để lo việc lớn. Sang năm Tân Sửu, tôi sẽ đầu tư mở rộng chăn nuôi, cố gắng cho bọn trẻ ăn học đàng hoàng. Còn gia đình ông Giàng Nỏ Chứ, trước đây, kinh tế chỉ phụ thuộc vào 1,5 ha lúa nương và sắn nên đời sống rất khó khăn. Đầu những năm 2010, bằng chút vốn tích góp và vay thêm, ông đã đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, giờ ông đã có 10 con trâu, bò, 8 con lợn, thu nhập hằng năm của gia đình đạt trên 60 triệu đồng. Ông Chứ còn thường xuyên tuyên truyền, vận động và trực tiếp giúp đỡ các hộ trong bản kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, lựa chọn con giống. Được ông Chứ hỗ trợ, giúp đỡ chăn nuôi gia súc, chị Mùa Thị Bau phấn khởi nói: Học theo ông Chứ, năm 2016, tôi vay 25 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua bò giống và làm chuồng trại. Hiện, gia đình tôi có 4 con bò, thu nhập từ bán bò giống và trồng trọt mỗi năm cũng để ra được 40 triệu, gia đình đã thoát nghèo.

 

Kinh tế phát triển, người dân bản Cửa Rừng có thêm điều kiện tham gia các phong trào xã hội, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” duy trì các phong trào văn hóa văn nghệ, phong tục truyền thống trong các dịp lễ Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; người già luôn gương mẫu, là chỗ dựa tinh thần, là gương sáng để con cháu học tập và noi theo. Bên cạnh đó, bản cũng vận động, tuyên truyền bà con bảo vệ tốt trên 170 ha rừng nguyên sinh; thành lập Tổ quản lý và bảo vệ rừng của bản với 18 thành viên. Hàng năm, nhân dân trong bản nhận hơn 300 triệu đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, nên người dân hiểu hơn về lợi ích của rừng đem lại và tích cực bảo vệ rừng tốt hơn.

 

Trong tiết trời xuân se lạnh, chúng tôi còn biết thêm nhiều tin vui về vùng đất rẻo cao này, 100% người dân của bản không mắc tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định; người dân thắt chặt tình đoàn kết, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và quy định của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong bản xuống còn 25%.

 

Rừng xanh ôm ấp quanh bản, cây trái đơm hoa kết trái, người dân bản Cửa Rừng rộn ràng đón chào năm mới. Khuôn mặt, nụ cười của người dân rạng rỡ hơn, bởi cuộc sống đã ấm no, hạnh phúc, kinh tế đang có nhiều khởi sắc, một mùa xuân ấm áp đang tràn ngập khắp các bản nơi vùng cao Co Mạ hôm nay.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).